Phân tích tình huống truyện trong truy...
Câu hỏi: Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng)
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:_Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông viết chân thật và xúc động về đời sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.
_ “Vợ nhặt” được xếp vào loại thần bút. Truyện ngắn “Vợ nhặt” được xây dựng trên cái nền của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) – nạn đói cướp đi sinh mạng của bao nhiêu con người. Hiện thực về nạn đói thê thảm ấy hắt bóng đen lên từng trang viết, ám ảnh tâm trí người đọc từ đầu đến cuối tác phẩm. Đồng thời từng trang viết của tác phẩm cứ lấp lánh sáng lên niềm khao khát mãnh liệt của người dân lao động nước ta về hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt của họ đối với sự sống và tương lai, là tính yêu thương, cưu mang, đùm bọc lẫn nhau của những con người nghèo khổ ngay cả khi mấp mé bên bờ vực của cái chết.
_Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí (1962).
Giải thích khái niệm “tình huống truyện”:_Tình huống truyện là những sự kiện éo le, bất ngờ, khác lạ khiến câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn, độc đáo.
_Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự có vai trò như “cái chìa khóa vận hành cốt truyện”, thúc đẩy cốt truyện phát triển; là tình thế để nhân vật bộc lộ tính cách; thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của tác giả.
Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”:a.Tình huống bất ngờ:
_Lũ trẻ con: cong cổ gào lên “chông vợ hài”.
_Những người dân xóm ngụ cư: “lạ lắm”, “đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”.
_Bà cụ Tứ: dáng đi phấp phỏng, đứng sững lại, không tin vào mắt mình…
_Tràng: ngờ ngợ, ngỡ ngàng, không tin vào hạnh phúc mình đang năm giữ.
b.Tình huống éo le:
_Niềm vui mừng: Tràng là chàng trai hội tụ đầy đủ yếu tố để không lấy được vợ vậy mà lại lấy được vợ một cách dễ dàng trong hoàn cảnh nghèo đói.
_Sự ngậm ngùi, xót thương: vì đám cưới diễn ra thảm hại, tội nghiệp.
_Nỗi lo lắng:
+ Người dân xóm ngụ cư: thở dài, thốt lên, nín lặng.
+ Bà cụ Tứ: cúi đầu nín lặng “không biết chúng nó có nuôi nổi nhau qua khỏi cơn đói khát này không”, những giọt nước mắt rỉ ra…
+ Tràng: “đến thân mình không biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”
c.Tình huống cảm động – bộc lộ được vẻ đẹp của người nông dân trong tình cảnh khốn cùng:
* Vẻ đẹp tâm hồn của Tràng:
_Tấm lòng nhân hậu.
_Khát khao hạnh phúc.
* Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ:
_Tấm lòng nhân hậu, thương con.
* Vẻ đẹp tâm hồn của người vợ nhặt:
_Khát vọng sống mãnh liệt.
_Vẻ đẹp nữ tính
_Vẻ đẹp của niềm tin vào tương lai.
Tổng hợp đánh giá:Tình huống truyện đã làm nổi bật những giá trị nội dung sâu sắc:
_ Giá trị hiện thực: Phơi bày, phản ánh tình trạng khổ sở của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 dưới sự cai trị, áp bức của thực dân phong kiến, thực dân Pháp và phát xít Nhật.
_ Giá trị nhân đạo:
+Cảm thông, thương xót trước nỗi khổ tận cùng của người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945
+Lên án, tố cáo những thế lực đã gây ra thảm cảnh cho người dân Việt Nam: phong kiến tay sai, thực dân Pháp, phát xít Nhật.
+Phát hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người dân Việt Nam trong tình cảnh khốn cùng.
+Tìm thấy tia sáng cuối đường hầm, lối thoát đổi đời cho người dân.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Vợ nhặt_Đề 4