(5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn...
Câu hỏi: (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau : Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. Mở bài
- Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lĩnh vực nhưng ông đạt được sự thành công nhất ở thơ ca. Thơ ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất lãng mạn, có khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, nghệ thuật diễn tả hồn nhiên, bình dị, chân thật.
- “Tây Tiến” là một trong những bài thơ đặc sắc của Quang Dũng.
- Dẫn vào đoạn thơ: phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều gian khổ, hi sinh, đậm nét bi hùng, vừa thể hiện tam tình riêng của những người lính trẻ, qua nghệ thuật thơ độc đáo.
2. Thân bài
a. Bức tượng đài bi tráng về đoàn quân Tây Tiến
- Bi tráng là có cái bi nhưng không thê lương, ảm đạm, ngược lại vẫn hiện lên với những vẻ đẹp.
- 4 câu đầu: nhà thơ đã sử dụng bút pháp lãng mạn có khuynh hướng tô đậm cái phi thường, sử dụng rộng rãi sự đối lập để tác động mạnh sự kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
- Bức chân dung của đoàn quân Tây Tiến cũng được vẽ bằng sự phi thường, khác lạ:
+ “đoàn binh” gợi âm hưởng tranh trọng, cổ kính, gợi sự mạnh mẽ trong tư thế xung trận.
+ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”: hiện thực, khó khắn mà người lính phải chịu đưng, đồng thời gợi cho người đọc thấy được nét ngang tang, chủ động vượt khó.
+ “dữ oai hùm”: sự hiên ngang, quả cảm của người lính Tây Tiến. Bằng cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã đem đến những phát hiện riêng về người lính Tây Tiến. Họ ốm nhưng không yếu, bên trong họ chứa đựng những sức mạnh phi thường, vẫn toát ra được oai phong của con hổ trong rừng sâu.
Liên hệ: Hình ảnh cơn sốt rét rừng được nói đến khá nhiều trong văn học kháng chiến chống Pháp với nhiều giọng điệu:
Tố Hữu nói về anh vệ quốc quân với giọng thơ thương mến:
Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi, sao mà yêu anh thế.
Chính Hữu cũng tô đậm hiện thực bằng những ấn tượng mộc mạc, nồng nàn:
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Quang Dũng nói về sự thật ấy dữ dội hơn với hai chi tiết rất thực, đây là hai từ thuần Việt áp sát vào cái khốc liệt, diễn tả chính xác cảnh tượng chiến trường nơi rừng sâu nước độc. Cái lãng mạn của Quang Dũng là lãng mạn mọc lên từ cát sỏi cuộc sống chứ không phải lãng mạn viển vông, thoát li hiện thực. Nếu cái bi là một sự thật thì cái tráng, cái hùng cũng là một sự thật mạnh mẽ. Cụm từ “không mọc tóc” là một sáng tạo, Quang Dũng đã chuyển từ thế bị động thành thế chủ động, người lính không thêm mọc tóc bằng một vẻ bất cần, gợi lên khẩu khí ngang tàng, kiêu hùng rất lính.
- Hi sinh là hóa thân cho dáng hình xứ sở.
+ Từ láy “rải rác” ở đầu câu thơ kết hợp với “mồ viễn xứ” khiến cho ta cảm giác không phải một cái chết mà nhiều người đã ngã xuống
Câu thơ có hai cách hiểu:
+ Cách 1: Khắc họa hình ảnh người lính sang trọng, đẹp đẽ như những chiến tướng ngã xuống chiến trường. Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh làm giảm đi những mất mát đau thương. Ba chữ giản dị “anh về đất” nhưng hàm chứa những ý nghĩa sâu xa. Người lính thanh thản ra đi sau khi hoàn thành nghĩa lớn với xứ sở, đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón anh vào lòng. Câu thơ khẳng định sự bất tử của những người lính Tây Tiến. Các anh đã mãi mãi hóa thân vào sống núi để vĩnh viễn sống cùng núi sông.
+ Cách 2: tiếng gầm của sông Mã như tạo thành một hành khúc bi tráng để tiễn đưa linh hồn người lính. Quang Dũng đã dùng nghi thức vượt lên nghi thức thông thường, để cho thiên nhiên tấu lên khúc nhạc oai hùng, khiến cho hình ảnh thơ trở nên kì vĩ, mang đậm tính sử thi.
b. Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn
-Tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến: giữa cái gân guốc của hiện thực khắc nghiệt, ý thơ của Quang Dũng bỗng bay lên lãng mạn: “Mắt trừng.. kiều thơm”. Câu thơ xác lập đối tượng không xác thực của giấc mơ. Hai chữ “mắt trừng” diễn tả hình ảnh đôi mắt to dữ dội, ngùn ngụt ý chí và lòng căm thù. Đôi mắt ấy bộc lộ toàn bộ nội lực của người lính, diễn tả tận cùng cái oai phng lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong khói lửa ác liệt.
- Câu thơ “đêm mơ…” thể hiện nỗi nhớ có hình hài cụ thể. Người lính mơ về thành đô hoa lệ, nơi họ từ biệt ra đi. “Dáng kiều thơm” trước hết gợi bóng dáng của kinh thành vàng son, hoa lệ. Mặt khác cách nói “dáng kiều” là mĩ lệ hóa của văn hóa cổ, Quang Dũng sử dụng để nói về người thiếu nữ Hà thành xinh đẹp. Quang Dũng thêm vào chữ “thơm” khiến cái đẹp tỏa hương ngan ngát, gợi nên sự e ấp, nâng niu, làm lộ ra một chân trời đa tình trong tâm hồn người lính với một vẻ đẹp hào hoa, sang trọng. Câu thơ từng bị lên án là buồn rớt, mộng rớt nhưng nhìn từ phương diện ấy, nó không nói lên khát vọng nhân bản của con người. Chính giấc mơ lãng mạn với dáng kiều thơm là đôi cánh nâng người lính vượt qua những gian khổ, khốc liệt của chiến trường. Ý thơ ấy ta cũng bắt gặp trong thơ Nguyễn Đình Thi:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
=>Chân dung người lính Tây Tiến hiện lên đặc sắc, độc đáo.
3. Kết bài
- Hơn năm mươi năm qua, bài thơ “Tây Tiến” vẫn còn sức quyến rũ đối với người đọc hôm nay, gợi những về những năm tháng không thể nào quên trong kháng chiến chống Pháp.
- Bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên được hình tượng vô cùng đẹp đẽ về người lính Tây Tiến với hào khí ngất trời trong chiến đấu và nét hào hoa lãng mạn trong tâm hồn.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Bắc Kạn - Bắc Kạn - Lần 1 - năm 2017 (Có lời giải chi tiết)