(4 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp...
Câu hỏi: (4 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Kim Lân là cây bút truyện ngắn tài hoa. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, được rút từ tập "Con chó xấu xí". Truyện là bài ca về tình người, về lòng lạc quan và niềm khát sống mãnh liệt của những con người sống trong tận cùng của đói khổ.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời kì đổi mới. Nếu ở giai đoạn kháng chiến chống Mĩ sáng tác của ông mang cảm hứng sử thi, lãng mạn thì từ những năm 80 của thế kỉ XX, ông chuyển dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu ở thời kì sau, viết về một lần giáp mặt của một người nghệ sĩ với đầy nghịch lý của một gia đình làng chài qua đó thể hiện nỗi lòng xót thương nỗi âu lo và những trăn trở đối với con người, đặc biệt là người đàn bà hàng chài.
- Nhân vật bà cụ Tứ ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) vừa có nhiều nét tương đồng vừa có sức hấp dẫn riêng.
2/ Cảm nhận về các nhân vật:
a/ Nhân vật bà cụ Tứ:
* Một người mẹ nông dân nghèo khổ:
- Dáng hình : "lọng khọng", "gầy gò".
- Cảnh ngộ: bà lão nghèo khổ, già nua lại cô đơn vì chồng và con gái út đã chết, đứa con trai đã lớn tuổi nhưng vì nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư nên không lấy được vợ.
- Cuộc sống nghèo khó: căn nhà rúm ró trên mảnh vườn nhỏ, sống qua ngày bằng những bữa ăn khốn khó, khi thì lùm rau chuối thái rối, khi thì nồi cháo cám, không có nổi vài ba mâm cơm cúng tổ tiên khi có nàng dâu mới.
=> Cuộc đời bà cụ Tứ thật đáng thương: nghèo, góa bụa, hiền lành và thầm lặng.
* Vẻ đẹp ở tấm lòng nhân hậu, bao dung:
Dù người mẹ già ấy có thân phận, hoàn cảnh sống nghèo khó nhưng trong lòng vẫn luôn chan chứa tình yêu thương dành cho các con, có những ứng xử chân thành, đầy tình nghĩa đối với cả con trai và con dâu:
- Vượt qua những nghi lễ thông thường, bà cụ đồng ý cho người đàn bà xa lạ làm con dâu mình và còn thấy thương xót, thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đàn bà ấy.
- Bà nói chuyện với con dâu nhẹ nhàng, từ tốn, nhìn con dâu với tình cảm xít thương trào dâng: "Chúng mày lấy nhua lúc này u thương quá".
-Bà vui mừng vì các con mình đx yên bề gia thất " Các con...mừng lắm"
...
* Vẻ đẹp ở tâm hồn giàu niềm tin và hi vọng:
Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con:
- Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"
- Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ, khi nào...đàn gà cho mà xem".
- Trong hành động:
+ Cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho sạch sẽ.
+ Nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói như để ăn mừng nhân ngày con trai lấy được vợ.
* Vẻ đẹp ở nội tâm với những nét tâm lí chân thực, phong phú, giàu sức lay động:
- Khi ai oán xót xa (trách mình không làm tròn bổn phận người mẹ, không lo được cho con), khi buồn tủi lo lắng (hiện thực cuộc sống nghèo khổ), khi vui mừng phấn chấn rạng rỡ (nghĩ về tương lai)…
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo, diễn biến tâm lí được miêu tả tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị …
b/ Nhân vật người đàn bà hàng chài:
* Người đàn bà với nỗi khổ sở chất chồng:
- Nghèo khó, lam lũ, cực nhọc: ngoại hình tiều tụy, gương mặt mệt mỏi...
- Là nạn nhân của tấn bi kịch gia đình: Những trận đòn chồng vô lí, cách chị nhẫn nhục chịu đựng, nỗi sợ hãi khi nhìn con đánh lại cha. Sau trận đòn, sau nỗi sợ lại theo gã đàn ông trở về con thuyền....
* Người mẹ có trái tim bao la, giàu tình thương và đức hi sinh:
- Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương…
- Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không chịu bỏ cũng vì muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được"
- Hạnh phúc bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no.
* Người đàn bà thấu hiểu lẽ đời, có tấm lòng bao dung, độ lượng:
- Chịu đựng tất cả những cơn giận vô cớ của người chồng: cam chịu, nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không chạy trốn, chỉ ôm lấy đứa con, van vỉ nó, ngăn cản sự phản kháng của nó...
- Hiểu được nguồn gốc cơn giận của chồng: "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh" -> cái nghèo đói, khốn khổ đã biến một người đàn ông hiền lành, chất phác xưa thành một người chồng nát rượu, vũ phu, độc ác.
- Chị hiểu lòng tốt của Đẩu và Phùng nhưng hơn ai hết chị hiểu nỗi cơ cực của cuộc sống lênh đênh trên biển, vì thể phụ nữ trên biển cần một người đàn ông để dựa.
- Chị lại nhận lỗi về mình "giá tôi đẻ ít đi..." -> sự dằn vặt, nỗi khổ về tinh thần của chị.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Búp pháp điển hình hóa nhân vật, đặt nhân vật vào những tình huống độc đáo của cuộc sống.
3/ So sánh:
* Giống nhau:
- Cả hai nhân vật đều có số phận bất hạnh, khổ đau, đều được đặt vào những tình huống éo le.
- Cả hai đều là người phụ nữ hết lòng yêu thương con, hi sinh tần tảo cả đời vì con.
- Họ đều là những người phụ nữ bao dung, thấu hiểu lẽ đời.
=> Họ tỏa sáng phẩm chất người phụ nữ Việt Nam mọi thời đại.
* Khác nhau:
- Nếu người đàn bà hàng chài là nạn nhân của bạo lực gia đình, là mảng tối, khuất lấp của thân phận, tính cách con người sau chiến tranh thì bà cụ Tứ là nạn nhân của nạn đói đầu năm 1945 do Nhật Pháp gây ra.
- Lí giải: do đặc điểm hoàn cảnh lịch sử, xã hội.
4/ Đánh giá:
- Khẳng định vẻ đẹp của các nhân vật, từ đó thấy được tư tưởng nhân đạo của các tác giả.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT Lê Hoàn - Thanh Hóa