Trình bày hiểu biết của em về thể thơ lục bát và t...
Câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về thể thơ lục bát và thể song thất lục bát.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
- Luật thơ - Đề 1Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Tái hiện kiến thức đã học về thể thơ lục bát và thể thơ song thất lục bát
Giải chi tiết:
1.Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)
- Số tiếng: mỗi cặp lục bát gồm hai dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.
- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.
- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.
2.Song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất)
- Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vấn bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).
- Nhịp: +cặp song thất: 3/4
+lục bát: 2/2/2
- Hài thanh: +cặp song thất: lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc.
+cặp lục bát: sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn, giống thể lục bát
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
- Luật thơ - Đề 1Email: [email protected]
Liên hệĐịa chỉ: 102, Thái Thịnh, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Email: [email protected]