Câu 5 (TH): 2 điểm1.
Câu hỏi: Câu 5 (TH): 2 điểm1. Chất rắn A có sẵn trong tự nhiên dưới dạng nhiều khoáng khác nhau. Nung nóng A ở 1100 0C là phương pháp để sản xuất lượng lớn chất B. Cho B phản ứng với nước sẽ được chất C và tỏa nhiều nhiệt. Trong phòng thí nghiệm, dung dịch nước của C được dùng để phát hiện khí D. Khí D được sử dụng trong rất nhiều loại nước giải khát.a. Viết các phản ứng thể hiện những biến đổi hóa học trên.b. Khí D có duy trì sự cháy không? Cho ví dụ cụ thể.c. Thay vì sử dụng đá để bảo quản thực phẩm, người ta sử dụng chất D ở thể rắn – “Nước đá khô” để bảo quản thực phẩm. Cho biết lợi ích của việc làm này.2. Khí D trong câu 5.1 ở trên có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, một trong số đó là điều chế muối E (không bền) theo phương pháp Solvay : cho một lượng bằng nhau về số mol của NH3 và khí D sục qua dung dịch natri clorua (nước biển) ở nhiệt độ thấp. Sản phẩm tạo thành ngoài muối E còn có muối amoni clorua NH4Cl. Do ít tan ở nhiệt độ thấp nên muối E sẽ kết tủa.a. Viết phương trình phản ứng điều chế muối E theo phương pháp Solvay.b. Một dung dịch muối E được trộn với dung dịch HCl có cùng khối lượng. Khối lượng của hỗn hợp sau phản ứng giảm 10% so với tổng khối lượng dung dịch ban đầu. Tính nồng độ phần trăm sản phẩm tạo thành trong dung dịch cuối.3. Nhiên liệu luôn là vấn đề có tính thời sự trên toàn cầu.Các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên do có nhiều hạn chế nên hiện nay các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu dùng hidro làm nhiên liệu. Mặc dù việc điều chế và bảo quản hidro gặp nhiều khó khăn nhưng đây vẫn là hướng phát triển mạnh ở thời điểm hiện tại.a. Cho biết những hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.b. Tại sao dùng khí hidro làm nhiên liệu lại được đưa vào nghiên cứu.c. Viết 2 phương trình hóa học điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Hóa - Hệ chuyên -Chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định- năm 2018 - 2019 (có lời giải chi tiết)