Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hào hoa của hình tư...
Câu hỏi: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)?
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học
Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến
c) Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác nghị luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
C1.Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm vè vấn đề nghị luận.
C2. Cảm nhận vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến
- Vẻ đẹp hào hoa là vẻ đẹp thuộc về đời sống tâm hồn nhạy cảm, giàu mơ mộng, lãng mạn và đậm chất nghệ sĩ của những người lính Tây Tiến.
- Biểu hiện:
+ Tâm hồn lãng mạn, say đắm với thiên nhiên miền Tây thơ mộng, mĩ lệ (hoa về đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, hoa đong đưa…); với cuộc sống con người trong tình quân dân ấm áp (cơm lên khói, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Kìa em xiêm áo tự bao giờ…)
+ Tâm hồn trẻ trung, giàu chất lính (súng ngửi trời); trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)
+ Tâm hồn tràn đầy lí tưởng thấm đẫm chất men say thời đại hào hùng (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh)
+ Sự hi sinh của người lình cũng hào hoa, lãng mạn (Áo bào thay chiếu anh về đấy…)
+ Nghệ thuật: Cảm hứng và bút pháp lãng mạn; nghệ thuật tương phản, đối lập; ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh sáng tạo, thơ giàu chất nhạc, hội họa…
C3. Đánh giá – Mở rộng
- Vẻ đẹp hào hoa của những người lính Tây Tiến luôn hài hòa với vẻ đẹp hào hùng và được khắc họa bằng tất cả tấm lòng và tài năng của Quang Dũng. Người lính với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn là đóng góp riêng, tiếng nói riêng của Quang Dũng vào đề tài người lính của thơ ca giai đoạn này (có liên hệ, so sánh); tạo nên sức sống lâu bền, sức hấp dẫn đặc biệt của bài thơ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
- Có được vẻ đẹp đó do Qung Dũng xuất thân từ xứ Đoài mây trắng, gắn bó với mảnh đất Hà Thành thanh lịch hào hoa, mang vào cuộc chiến chất mơ mộng, lãng mạn của những thanh niên trí thức vừa rời ghế nhà trường, lại được tinh thần thời đại chắp cánh.
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp, tiếng Việt.
e.Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 1 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Nam Định - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)