Phân tích đoạn thơ sau, trích trong bài Việt Bắc c...
Câu hỏi: Phân tích đoạn thơ sau, trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:-Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? -Tiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng bên dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buổi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc-Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
-Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.
Phân tích đoạn thơ trên*4 câu thơ đầu:
Giống như những khúc hát giã bạn người ơi người ở đừng về trong đêm hội, ở đây người cất lên tiếng nói đầu tiên trong cuộc chia tay là người ở lại.
- Điệp từ nhớ luyến láy trong cấu trúc câu hỏi đồng dạng “Mình về mình có nhớ ta?/…/ Mình về mình có nhớ không?”
- Kỉ niệm đầu tiên được nhắc nhớ là:
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
+ Mười lăm năm ấy vừa là chi tiết thực vừa là chi tiết gợi cảm:
Thực vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc đã làm tròn sứ mệnh của một căn cứ địa cách mạng vững chắc. Gợi cảm vì nó gợi ra chiều dài gắn bó thương nhớ vô vàn, mang dáng dấp của câu thơ Kiều:
Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
+ Thiết tha mặn nồng vì tình nghĩa người- đi kẻ ở được trải nghiệm qua thời gian.
- Kỉ niệm thứ hai được gợi lại là:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
+ Tác giả đã tái hiện một không gian Việt Bắc- nơi ta với mình từng gắn bó- với đầy đủ cây, núi, sông, nguồn
+ Thiên nhiên hiện ra nhuốm màu tâm trạng của con người
*4 câu thơ còn lại:
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
- Từ láy “tha thiết” là sự luyến láy lại lời ướm hỏi của người Việt Bắc diễn tả sự đồng điệu nhớ nhung, lưu luyến
- Các từ láy liên tiếp "Bâng khuâng, bồn chồn" giàu giá trị gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm hụt hẫng, bịn rịn, luyến tiếc, vương vấn, nhớ thương... đan xen cùng một lúc.
- Hình ảnh "Áo chàm đưa buổi phân li" là một ẩn dụ nghệ thuật đặc sắc.
- Hai chữ “phân li” đã cổ điển hóa cuộc chia tay này, làm cho thời khắc tháng10/ 1954 (các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô) vốn đầy màu sắc chính trị trở thành chuyện muôn đời của thi ca.
- Câu thơ "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..." đầy tính chất biểu cảm. Nhịp ngắt phá cách 3/3/2 (thông thường thơ lục bát sử dụng nhịp chẵn để tạo nên sự nhịp nhàng, hài hòa) không chỉ tăng tính nhạc mà còn góp phần thể hiện sự ngập ngừng, nghẹn ngào trong giây phút chia tay.
- Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng...
Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 1 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Bến Tre - Năm học 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)