Cảm nhận của em về vẻ đẹp ngoại hình và tài năng c...
Câu hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp ngoại hình và tài năng của Thúy Kiều.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
* Vẻ đẹp ngoại hình:
- Nhan sắc Thúy Vân hiện lên khá tỉ mỉ, chi tiết: khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, mái tóc, nước da thì nhan sắc Thúy Kiều được tập trung vào một điểm nhấn: đôi mắt- cửa sổ tâm hồn “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Đây là nghệ thuật điểm nhãn, nghệ thuật gợi tả của văn học trung đại. Không cốt tả cụ thể, tỉ mỉ mà chỉ tả nét tiêu biểu cho linh hồn đối tượng, chỉ tác động vào trí tưởng tượng của người đọc về đối tượng. Làn nước mùa thu trong vắt, nét núi mùa xuân thanh tú gợi đôi mắt long lanh, thông minh mà đa tình, đa cảm, ẩn dưới nét lông mày như nét vẽ của Kiều.
- Hệ thống thi liệu ước lệ được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Kiều: “thu thủy”, “xuân sơn”, “hoa”, “liễu”. Nếu như thiên nhiên được dùng để miêu tả Vân là một thế giới thiên nhiên viên mãn, tròn đầy, ổn định thì Thúy Kiều lại gắn với một thiên nhiên sống động, biến hóa. Hơn nữa, trước vẻ đẹp của Thúy Kiều, thiên nhiên phải “hờn”, “ghen”, do vậy cũng báo trước một số phận đầy sóng gió.
Rõ ràng vẫn bằng bút pháp dựng chân dung tài tình theo lối gợi tả, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc một thiếu nữ mang vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành, chim sa cá lặn. Nói cách khác, Thuý Kiều là hiện thân đầy đủ, trọn vẹn cho vẻ đẹp hoàn mĩ lý tưởng của người phụ nữ thời phong kiến.
* Tài năng và vẻ đẹp tâm hồn:
- Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: cầm (đàn), kì (cờ), thi (thơ), họa (vẽ).
- Tài của Kiều là một năng lực vượt trội, hơn hẳn mọi người “nghề riêng”, “ăn đứt”. Trong đó, tài đánh đàn là một sở trường đặc biệt.
- Điều đáng nói, những tài năng ấy của Kiều đều do thiên phú “vốn sẵn tính trời”. Vì thế, tài năng ấy vô cùng hiếm hoi và trở nên vô cùng quý giá cần được trân trọng, nâng niu.
=> Tám dòng thơ để nói về tài năng của nhân vật thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng mà nhà thơ dành cho Thúy Kiều. Đồng thời, qua đó bộc lộ giá trị nhân đạo mang màu sắc nhân văn mới mẻ, tiến bộ của tác phẩm.
- Âm nhạc là nơi nhạy cảm nhất của lòng người, là đam mê đặc biệt của Kiều. Kiều không chỉ diễn tấu mà còn sáng tác. Khúc nhạc “Bạc mệnh” mà nàng sáng tác như vận vào người, là sản phẩm của một tâm hồn đa sầu đa cảm.
=> Sắc, tài, tình của Kiều đạt đến mức tuyệt đỉnh có khả năng gây sự với tạo hóa và hàm chứa hiểm họa bởi hồng nhan thường sẽ bạc mệnh,
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Chị em Thúy Kiều_Đề 2_Có lời giải chi tiết