Em hãy trình bày nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân v...
Câu hỏi: Em hãy trình bày nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu tác giả, đoạn trích
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
2. Phân tích
* Cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều:
- Cảnh ngộ “khóa xuân”:
+ Tình cảnh bất hạnh: Thúy Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, phải chôn vùi tuổi xuân ở nơi này.
+ Sự xót xa, mỉa mai cho số phận (vì Thúy Kiều không còn trong trắng nữa).
- Quang cảnh quanh lầu Ngưng Bích:
+ Rộng lớn, mênh mông, bát ngát
Hình ảnh: “non xa”, “trăng gần” -> không gian mở ra chiều cao, chiều xa -> hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc giữa không gian.
Từ láy “bát ngát” -> tô đậm hơn một không gian rợn ngợp cả 4 bề.
+ Trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống:
Liệt kê: “cát vàng”, “bụi hồng”, “cồn nọ”, “dặm kia” -> phủ định sự sống, gợi sự ngổn ngang của cảnh vật.
Tiểu đối: “mây sớm” – “đêm khuya”: càng gợi sự quạnh vắng, hắt hiu của cảnh.
Quang cảnh rộng trống, cô liêu, nhạt phai sự sống đã trở thành phương tiện để mở ra bao nỗi niềm của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Tâm trạng của nàng Kiều:
+ Sự cô đơn, lẻ loi cùng cực: không một bóng người bầu bạn, chỉ có thể làm bạn với “trăng gần”, “mây sớm”. “đêm khuya” với những vật vô tri; mọi phương tiện giao cảm giữa con người với con người bị cắt đứt.
+ Ngổn ngang trăm mối âu lo, day dứt, đau khổ:
“Xa trông”: không đơn giản chỉ là nhìn mà còn là sự ngóng đợi, sự khắc khoải kiếm tìm một dấu hiệu chỉ là nhỏ nhoi nhất của sự sống, của cái ấm áp giữa nơi mà cô đơn hoàn toàn ngự trị.
Cách phác họa cảnh vật ngổn ngang -> gợi sự ngổn ngang trong lòng nàng.
+ Nỗi niềm chua xót, bẽ bàng cho cảnh ngộ, thân phận:
Lúc nào cũng chỉ có một mình, không thể chia sẻ cùng ai.
Chồng chất nỗi đau của cốt nhục chia lìa, tình yêu tan vỡ, bơ vơ nơi góc bể chân trời, trở thành một món hàng trong tay mụ Tú Bà.
Bị đày đọa giữa không gian xa xôi, hoang vắng, trong thời gian dằng dặc triền miên, trong tình cảnh cô đơn cùng cực.
Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình, với một hệ thống hình ảnh vừa chân thực, vừa sáng tạo, Nguyễn Du đã không chỉ phác họa được quanh cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích mà ông còn giúp bạn đọc hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng cô đơn, lẻ loi, đầy bi kịch của Thúy Kiều.
* Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ:
Nhớ Kim Trọng:
- Nỗi nhớ Kim Trọng đến trước vì:
+ Khi bán mình là nàng đã tạm tròn chữ hiếu mà dang dở chữ tình -> luôn mang mặc cảm phụ bạc Kim Trọng.
+ Thúy Kiều bị lừa, bị thất thân với Mã Giám Sinh, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để đợi người chuộc thân -> lại càng thấy mình không xứng với Kim Trọng, có lỗi với Kim Trọng.
+ Là một nỗi nhớ rất sâu:
“Tưởng”: là “nhớ về”, “mơ tưởng” -> kỉ niệm vẫn vẹn nguyên, sống động, vẫn khiến nàng nhớ nhung, mơ tưởng => khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
Tấm lòng thủy chung của Thúy Kiều: Nàng nhớ đêm trăng thề nguyền và lời thề với Kim Trọng. Đó là những phút giây hạnh phúc nhất cuộc đời nàng. -> Là quá khứ khép mở, mở ra 2 đoạn đời của Thúy Kiều. Quá khứ tươi đẹp hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại lại cay đắng, bất hạnh bấy nhiêu. -> lời thề còn vẹn nguyên khiến nàng càng tự trách mình phụ bạc chàng Kim.
+ Nhớ để mà xót xa: Cho Kim Trọng nơi xa vẫn nay trông mai ngó, cho mình lưu lạc nơi chân trời góc bể, cho tấm hình son sắt thủy chung không biết bao giờ mới có thể phôi pha.
ð Qua đó ta cảm nhận được tấm lòng vị tha, tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng cũng như nỗi đau đớn, ân hận, giày vò của Thúy Kiều.
Nỗi nhớ cha mẹ:
- Từ “xót”:
+ Là nỗi xót xa, thương cảm của một người con giành cho cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu.
+ Vì tưởng tượng ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, ngóng chờ mình (“hôm mai”…)
+ Vì vắng nàng cha mẹ thiếu bàn tay chăm sóc: “quạt nồng ấp lạnh”, thiếu người nâng giấc bê gối.
+ Vì ý thức được sự vô tình của thời gian -> cha mẹ ở xa lại ngày càng già yếu hơn.
- Nhớ để rồi ân hận, tự trách bản thân mình vẫn chưa tận hiếu với mẹ cha.
=> Cho thấy vẻ đẹp nhân phẩm của Thúy Kiều: một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một con người vị tha, đáng trọng.
=> Cho thấy sự đồng cảm lạ lùng của Nguyễn Du với nỗi lòng và sự tài hoa trong ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của ông.
* Nỗi buồn, nỗi cô đơn, hãi hùng của Thúy Kiều (8 câu cuối)
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền mien bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời ủa Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản: Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
ð Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều khong thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
ð Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
ð Gợi:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
3. Tổng kết:
- Nội dung: Đoạn trích tiêu biểu cho giá trị nhân đạo của tác phẩm bởi nhà thơ đã bày tỏ sự thấu hiểu, niềm cảm thương sâu sắc cho cảnh ngộ, thân phận của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật:
+ Tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
+ Nghệ thuật dùng từ, đặc biệt là hệ thống từ láy trong 8 câu thơ cuối.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Chuyên Lâm Đồng (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)