Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Phùng t...
Câu hỏi: Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa_ Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia thành hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
_ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – 1983 in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.
Giới thiệu về nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của anh_ Phùng vốn là người lính của một thời đất nước rực lửa chiến tranh. Người lính thuở ấy luôn là biểu tượng của tình yêu, niềm tự hào, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc.
_ Hiện tại anh là nghệ sĩ nhiếp ảnh, sự hòa hợp giữa nghệ sĩ với chiến sĩ tạo nên ở anh những phẩm chất cao quý.
_ Do sự phân công của trưởng phòng mà Phùng cần phải đến vùng biển miền Trung – nơi từng là chiến trường cũ của anh để săn một bức ảnh nghệ thuật cho vào bộ lịch năm sau với chủ đề thuyền và biển. Và chính chuyến đi này đã cho Phùng những trải nghiệm và nhận thức mới về cuộc sống.
Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùnga. Người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp:
_ Là người nghệ sĩ có tài:
+ Vị trưởng phòng khó tính khi muốn có thêm một bức ảnh nữa để bổ sung thêm vào bộ lịch năm ấy đã yêu cầu nghệ sĩ Phùng là người thực hiện nhiệm vụ. (đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn) -> tin tưởng vào tài năng của Phùng.
_ Là người nghệ sĩ có trách nhiệm:
+ Khi nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khoác máy ảnh lên đường đến vùng biển miền Trung để thực hiện bức ảnh, sau 1 tuần lễ phục kích cũng đã chụp được vài tấm ảnh tạm ưng ý nhưng vẫn chưa thực sự hài lòng -> Hôm nào cũng dậy sớm ra vùng biển để cố gắng tìm một bức ảnh mà mình thực sự thỏa mãn.
_ Là người nghệ sĩ nhạy cảm trước cái đẹp:
+ Khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho -> xúc cảm trào dâng: rung động, tâm hồn được thanh lọc, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, lôi máy ảnh ra bấm liên thanh…
b. Người nghệ sĩ có tấm lòng với cuộc đời và con người:
* Lần thứ nhất chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:
_ Sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống đất để nhào tới can thiệp giúp đỡ người đàn bà khốn khổ mặc dù chiếc máy ảnh rất quý, đặc biệt là đối với người nghệ sĩ như anh, nhất là khi nó còn đang chứa đựng kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, hơn cả sự quý giá về vật chất và tinh thần, đó là con người.
* Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:
_ Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó.
_ Khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình lần hai nghệ sĩ Phùng đã lao ra can thiệp kịp thời và bị thương.
_ Nhờ bạn mình là chánh án tòa án huyện giúp đỡ gia đình này.
c. Người nghệ sĩ luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình:
* Nhận thức qua hai phát hiện ban đầu:
_ Phát hiện về cái đẹp, cái thiện.
_ Phát hiện về cái xấu, cái ác đằng sau cái đẹp, cái thiện.
-> Chiếc thuyền ngoài xa chính là hình ảnh cuộc đời khi nhìn ở tầm xa, khi quan sát với cái nhìn hời hợt -> Cần nhìn nhận con người, sự việc thấu đáo, toàn diện.
_ Phê phán vị trưởng phòng -> phê phán những quan điểm nghệ thuật đang tồn tại nhan nhản trong thời kì trước đổi mới -> người nghệ sĩ phải thay đổi, trước hết là thay đổi tư tưởng.
* Nhận thức qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài:
_ Cuộc đời và con người rất phức tạp -> Đòi hỏi người nghệ sĩ phải dấn thân, phỉa dùng cái tâm của mình để cảm nhận, khám phá mới thấu hiểu hết được.
* Nhận thức mới khi đứng trước tấm ảnh của chiếc thuyền ngoài xa:
_ Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.
Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”*Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
_Nguyễn Huy Tưởng là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong những cây bút có đóng góp quan trọng cho văn học Việt Nam hiện đại.
_Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử, khao khát sáng tạo được những tác phẩm có quy mô lớn, dựng được những hình tượng hoàng tráng về lịch sử dân tộc. Ông có nhiều thành công hơn ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
_Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 – 1942. Từ vở kịch ba hồi đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943 – 1944, được sự góp ý của nhiều nhà văn tiến bộ, Nguyễn Huy Tưởng đã sửa thành vở kịch năm hồi.
*Phân tích nhân vật Vũ Như Tô
_Nhà kiến trúc sư tài ba có khát vọng lớn lao.
_Một người nghệ sĩ sai lầm trong suy nghĩ và hành động.
*Điểm tương đồng và khác biệt:
_Tương đồng:
+Đều là người nghệ sĩ tài hoa và trăn trở với nghề nghiệp
+Đều mang trong mình những khát vọng về nghệ thuật nhưng (ban đầu) chưa có những nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
_Khác nhau:
+Nghệ sĩ Phùng sau cùng đã nhận thức ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.
+Vũ Như Tô kết thúc mọi thứ với bi kịch của mình và của chính nghệ thuật mà mình theo đuổi. Đến khi chết, Vũ Như Tô vẫn không nhận ra chân lí, mối quan hệ mật thiết giữa nghệ thuật và cuộc đời.
*Phẩm chất cần có của người nghệ sĩ:
_Người nghệ sĩ phải là người tài hoa và biết theo đuổi để cống hiến cái tài của mình cho cuộc đời.
_Người nghệ sĩ cần đưa nghệ thuật của mình về cuộc đời, cần cúi xuống để nếm vị mặn của cuộc đời. Những tác phẩm được sinh ra như vậy mới thực sự có giá trị.
Tổng kếtCâu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG môn Ngữ Văn trường THPT chuyên Hưng Yên - năm 2018 (có lời giải chi tiết)