(3.0 điểm)Đọc đoạn thơ sa...
Câu hỏi: (3.0 điểm)Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:Ta lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hạnh phúc có trên đờiDẫu phải cay đắng dập vùiRằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậuCây khế chua có đại bàng đến đậu.Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho taĐất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoaHoa của đất, người trồng cây dựng cửaKhi ta đến gõ lên từng cạnh cửaThì tin yêu ngay thảng đón ta vàoTa nghẹn ngào, Đất nước Việt Nam ơi!(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? (0,25 điểm)Câu 2: Chỉ ra hai yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ. (0,25 điểm)Câu 3: Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm)Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm).Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu câu 8: Ngã ba Đồng Lộc trong suốt hơn bốn mươi năm qua đã ghi dấu ấn khốc liệt về sự hủy diệt của kẻ xâm lược đối với một con đường chiến lược mang tên Trường Sơn, một trong những yết hầu quang trọng của con đường ấy. Nó càng được mọi người biết đến bởi ở đó, có mười nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4 cắm chốt nơi đây đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời vừa mới đôi mươi. Được biết ở cái ngã ba nhỏ bé này bốn mươi năm trước, hằng ngày có biết bao cán bộ, chiến sĩ vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu cùng với lực lượng hậu cần chi viện cho tiền tuyến. Ngã ba Đồng Lộc là huyết mạch quan trọng cho một con đường quan trọng. Chính vì thế, đã có trên 1600 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, dân quân và thanh niên xung phong đã hi sinh ở mảnh đất đầy bom đạn này (họ là bộ đội pháo cao xạ bảo vệ con đường, là lực lượng vận tải , là bộ đội trên đường hành quân, là dân quân chiến đấu và thanh niên xung phong của địa phương luôn bám sát cung đường ngày cũng như đêm, đảm bảo cho giao thông thông suốt trong mọi tình huống). Ít ai trong chúng ta có thể hình dung nổi chỉ 1m2 nơi này đã phải hứng chịu những ba trái bom và cũng chỉ trong 7 tháng ác liệt của năm 1968, thời điểm mà mười chị hi sinh đã có gần 50 ngàn trái bom trút xuống Ngã ba Đồng Lộc. Chỉ trong cái ngày các chị ra đi mãi mãi ấy đã có 60 quả bom tấn trút xuống nơi đây đủ thấy sự tàn khốc của chiến tranh ở mức nào. (…)(“Chuyện ở Ngã ba Đồng Lộc” – Quốc Phong, theo báo Thanh niên, lichsuvietnam.vn).Câu 5: Trong văn bản trên, tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)Câu 6: Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sự tàn khốc của chiến tranh nơi Ngã ba Đồng Lộc. Anh/chị hãy chỉ ra những dẫn chứng đó. (0,25 điểm)Câu 7: Phân tích thái độ của tác giả đối với các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên. (0,5 điểm).Câu 8: Trước sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ, dân quân, thanh niên xung phong cho dân tộc trong văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong thời điểm hiện tại. Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm).
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT Phú Xuyên A - Hà Nội - Lần 2