What happens when little pieces of ice move around...
Câu hỏi: What happens when little pieces of ice move around in the wind?
A They become bigger.
B They become raindrops.
C They fall to the ground as snow.
D They are stuck in the wind.
Đáp án
A
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A
Điều gì xảy ra khi những mẩu đá nhỏ di chuyển trong gió?
A. chúng trở nên lớn hơn.
B. chúng trở thành các giọt mưa.
C. chúng rơi xuống đất giống như tuyết.
D. Chúng bị mắc kẹt trong mây.
Thông tin: Hailstones form when raindrops high in the sky turn into pieces of ice. The ice pieces increase in size until the wind cannot hold them up.
Dịch bài đọc:
Khi thời tiết kỳ lạ tấn công
Hầu hết chúng ta đều biết về hoả hoạn, bão, hạn hán và lũ lụt. Nhưng theo thời gian, Mẹ Thiên nhiên làm chúng ta ngạc nhiên và tạo ra một hiện tượng thời tiết thực sự kỳ lạ. Dưới đây là một số ví dụ về thời tiết thực sự kỳ lạ.
Một ngày năm 2005, cư dân của một thị trấn nhỏ ở Serbia nhìn ra cửa sổ và nhìn thấy một cảnh tượng bất thường. Đó là mưa ếch! Không có bất kỳ cảnh báo nào, họ thấy đường phố đầy những sinh vật nhỏ đang nhảy. Một người nói với tờ báo địa phương: "Chúng có đến hàng nghìn con". "Tôi nghĩ có lẽ máy bay chở ếch đã nổ", một người khác cho hay. Các nhà khoa học nghĩ rằng cơn lốc xoáy tràn qua một hồ nước. Nó hút các động vật sống ở đó. Những con ếch bị đưa lên không trung. Sau đó chúng rơi xuống thị trấn Serbian, cách xa.
Như thể bão lốc vẫn không đủ nguy hiểm, một số trong số chúng có thể được tạo ra bằng lửa. Khi một trận cháy rừng chạm đến một nhiệt độ rất cao, nó sẽ làm nóng không khí và tăng lên. Không khí mát hơn lao vào để thay thế không khí nóng. Điều này tạo ra những cơn gió mạnh. Những cơn gió này hút các cây cối đang cháy và ngay cả lửa. Khi điều này xảy ra, giống như nó đã xảy ra vào ngày 14 tháng 3 năm 2014, tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ, một trận lốc xoáy bằng lửa được tạo ra. Lốc xoáy này có thể rộng 15 mét (50 feet) và cao như tòa nhà 40 tầng.
Vào năm 1942, hàng trăm bộ xương ngàn năm tuổi được tìm thấy dưới lớp băng của Hồ Roopkund ở dãy Himalaya. Nhiều người có lỗ hổng trong hộp sọ. Nhưng họ không bị thương. Các nhà khoa học nghĩ những người này hẳn là bị đánh từ phía trên. Nhưng trong nhiều năm, nguyên nhân cái chết của họ là một bí ẩn. Ngày nay, các nhà khoa học nghĩ rằng những người này đã bị giết bởi mưa đá khổng lồ - những quả cầu bằng băng. Mưa đá tạo thành khi những giọt mưa trên bầu trời biến thành các mẩu đá. Các mẩu đá tăng kích thước cho đến khi gió không thể giữ chúng được nữa. Điều này dẫn đến việc mưa đá rơi xuống đất, thường ở tốc độ trên 160 km (100 dặm) một giờ. Đối với những người không may tại Hồ Roopkund, không có nơi nào để chạy cả. Tất cả đều bị giết bởi mưa đá.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Reading 10B:Freaky Forces of Nature