(4,0 điểm)
Câu hỏi: (4,0 điểm)Phân tích những nét riêng trong cảm hứng về quê hương, đất nước qua bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu (đoạn trích được học) và đoạn trích “Đất Nước” (chương V – trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1 .Giới thiệu chung :
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ luôn theo sát những chặng đường cách mạng của dân tộc. Dù viết về đề tài gì thơ Tố Hữu cũng đều mang đậm tính dân tộc cả trong nội dung lẫn hình thức. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch sử giữa người về xuôi với người dân Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư người trí thức. Trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị - Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị miền Nam vùng tạm chiếm về non sông đất nước và ý thức đấu tranh giải phóng dân tộc. Chương V là những khám phá, cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về đất nước.
- Cả hai văn bản thể hiện những cảm hứng đặc biệt của các nhà thơ về quê hương, đất nước.
2. Điểm khác biệt về cảm hứng về quê hương đất nước trong hai văn bản:
a/ Cảm hứng về quê hương đất nước trong "Việt Bắc" của Tố Hữu:
- Ca ngợi vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên Việt Bắc:
+ Thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, hữu tình: rừng xanh hoa chuối, mơ nở trắng rừng, ve kêu rừng phách, trăng rọi hòa bình...
+ Thiên nhiên cũng là người bạn, người đồng chí của quân và dân trong chiến đấu: "Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù",...
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Bắc:
+ Chăm chỉ, chịu thương chịu khó, yêu lao động và sống giản dị, chân tình: "Người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô", "Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang", "Nhớ cô em gái hái măng một mình",...
+ Hết vòng vì cách mạng, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với cán bộ kháng chiến, nuôi giấu, chở che cán bộ: miếng cơm chấm muối, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắ cùng, thương nhau chia củ sắn lùi,…
+ Những con người Việt Bắc sống ân tình, thủy chung: "Mình về rừng núi nhớ ai/ Trám bùi để rụng măng mai để già",...
- Ca ngợi cuộc kháng chiến vất vả mà hào hùng, oanh liệt cũng chính là ngợi ca sức mạnh của con người Việt Nam - những con người dũng cảm, kiên cường, giàu lòng yêu nước: Đêm đêm rầm rập, quân đi điệp điệp trùng trùng…
- Ca ngợi Bác - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Nghệ thuật thể hiện: vừa giàu tính dân tộc [thể thơ, kết cấu đối đáp, xưng hô mình - ta, giọng điệu tâm tình, hình ảnh thân thuộc, gần gũi] vừa mang tinh thần thời đại [gắn với sự kiện lịch sử nóng bỏng].
b/ Cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
- Tác giả khám phá Đất Nước qua nhiều phương diện: địa lí, lịch sử, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa.
- Tác giả định nghĩa về Đất Nước theo cách của riêng mình: Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Đó là triết lí sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm khi khẳng định vai trò, sức mạnh nhân dân.
- Nghệ thuật thể hiện: "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp chất chính luận và trữ tình, vận dụng phong phú chất liệu văn hóa và văn học dân gian, thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu.
c/ Lí giải sự khác biệt:
- Do hoàn cảnh sáng tác khác nhau.
- Do đặc trưng phong cách riêng của mỗi nhà thơ.
3. Đánh giá chung:
- Khẳng định tình yêu quê hương, đất nước và tài năng nghệ thuật của hai nhà thơ.
- Sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng phong phú của thơ ca dân tộc ở mảng đề tài quê hương đất nước.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Cổ Loa - Hà Nội - lần 2