Về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh...
Câu hỏi: Về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”.Bằng hiểu biết về bài thơ, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung:
- Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ trẻ những năm cuối kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ Thanh Hải luôn phản ánh tâm tư của người trí thức nhiều trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông luôn nỗ lực tìm kiếm sự đổi mới trong tư duy và hình thức.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca in trong tập Khối vuông ru-bích là một trong những sáng tác tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư , mãnh liệt, phóng túng, tự do, màu sắc tượng trưng siêu thực . có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”..
2. Phân tích, bình luận:
a/ Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ Lor- ca:
Giới thiệu về Lor- ca: Là một trong số những nhà thơ và soạn kịch nổi tiếng nhất của Tây Ban Nha nhưng có cuộc đời bất hạnh. Hình tượng Lor- ca là hình tượng trung tâm của bài thơ. Tác giả Thanh Thảo muốn phục hiện cái chết bi tráng, oan nghiệt của Lor- ca , đồng thời ca ngợi sự bất tử của người nghệ sĩ qua tiếng đàn ghi ta mà sinh thời Lor- ca đã ước nguyện “ Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.
*Lorca là một nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật:
- Hình tượng Lorca được đặt trong khung cảnh văn hóa Tây Ban Nha – một nền chính trị độc tài và một nền nghệ thuật già nua (tiếng đàn, áo choàng, vầng trăng, yên ngựa)
- Lorca với áo choàng đỏ gắt như một võ sĩ trên chiến trường đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho nghệ thuật cách tân.
- Lorca dũng cảm tiên phong nhưng cũng manh, đơn độc (3 dòng cuối khổ thơ 1)
* Cuộc đời đau khổ, bất hạnh, đầy bi phẫn của Lorca:
- Thanh Thảo đã ghi lại những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lorca khi ông bị phát xít giết hại và ném xác xuống giếng để phi tang (khổ 2)
-> Những giây phút bi phẫn trong cuộc đời Lorca đã được diễn tả bằng những hoán dụ, ẩn dụ, nghệ thuật so sánh, tô đậm một cái chết oan khuất, bi phẫn do thế lực bạo tàn gây ra trong bối cảnh hiện thực đẫm máu của Tây Ban Nha.
- Nhà thơ đã miêu tả tiếng đàn để gián tiếp nói lên thân phận người nghệ sĩ (khổ 3). Một chuỗi những hình ảnh so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng. Đây là sản phẩm của tư duy thơ tượng trưng đã giúp tác giả miêu tả thành công cái chết bi phẫn của Lorca cũng như thân phận đau đớn của người nghệ sĩ. Ở khổ thơ này, số phận đau thương của Lorca đã được thể hiện lên tới đỉnh điểm và người viết những dòng thơ này cũng đang trong trạng thái căm phẫn , sôi trào. Bút pháp tương giao đã thể hiện rất rõ tình yêu quê hương, xứ sở, tình yêu lứa đôi, yêu cuộc sống của Lorca và nỗi bất hạnh của ông. Ta cũng thấy những đau đớn nuối tiếc của Thanh Thảo trước cái chết của Lorca.
* Sức sống bất diệt của Lorca:
- Câu thơ “không ai chôn cất tiếng đàn” viết theo lối tượng trưng diễn tả tình thế bi thảm của Lorca, không ai dám chôn cất một nghười bị hành hình, song cũng chính nó khẳng định sức sống kì diệu của tiếng đàn nói riêng, của những sáng tạo nghệ thuật nói chung mà Lorca để lại. Người nghệ sĩ tạo nên tiếng đàn có thể bị vùi dập, bị giết hại nhưng nghệ thuật thì không thể bị hủy diệt.
- Sắc thái khẳng định này càng rõ hơn trong hình ảnh so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
- Hình ảnh “Giọt nước mắt vầng trăng/Long lanh trong đáy giếng” gợi nhiều liên tưởng.
- Tác giả đã miêu tả sự giải thoát, sự giã từ của Lorca về cõi bất tử bằng sự thấu hiểu, sự cảm thông (khổ 5 và 6, trọng tâm là khổ 6).
b/ Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại:
- Tiếng nói tri âm là đề tài phổ biến trong văn chương. Tiếng nói tri âm thường dành cho những người đương thời, hoặc bậc tiền bối.Ví dụ : Độc tiểu Thanh Kí ( Nguyễn Du), Kính gửi cụ Nguyễn Du ( Tố Hữu ), Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)…
- Tiếng nói tri âm thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng, ngợi ca hướng tới giá trị của con người đồng điệu .
- Biểu hiện:
+ Là sự cảm thông hướng tới điều bất hạnh , nỗi khổ, cảm phục tài năng Lor- ca , sức sống mãnh liệt của thơ Lor- ca. Cảm thương số phận bất hạnh bi kịch hành trình oan khuất.
+ Sự tri âm về hình thức được thể hiện ở việc tác giả thường dùng những thể loại mà bậc tiền nhân sử dụng, thi liệu quen thuộc mà các bậc tiền nhân hay dùng tạo nhịp cầu giao cảm, sự đồng điệu.
- Sở dĩ, có sự tri âm sâu sắc bởi Thanh Thảo nói: “Dĩ nhiên, Lor- ca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ ,cả về thi ca lẫn cuộc đời cái chết của ông đều gây cho tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng. Chính những hình ảnh và nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lor- ca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca mà tôi coi như là một khúc tưởng niệm Ông.”
3. Bàn luận hai ý kiến trên :
- Hai ý kiến đều đúng và không mâu thuẫn mà nó bổ sung cho nhau, một bên nhấn mạnh vào giá trị hiện thực mà tác phẩm phản ánh. Còn ý kiến kia thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm, sự đồng cảm, sẻ chia của tác giả dành cho người thầy vĩ đại của mình. Nói như Bùi Hiển: “Ở nước nào cũng thế thôi, sự sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết. Sự sẻ chia, thông cảm đó là tiếng nói tri âm trong văn nghệ. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca” ra đời như một khúc tưởng niệm , khúc tri âm của Thanh Thảo với nhà thiên tài Tây Ban Nha – Lor- ca.
- Qua hình tượng Lor- ca và tiếng đàn ghi ta, tác giả diễn tả cái chết bi tráng đột ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật. Đồng thời, bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn , sự đồng cảm sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp của Lor- ca.
4. Đánh giá chung:
- Tác phẩm khép lại để lại bao suy nghĩ cho người đọc: Một Lor- ca đơn độc, kiêu hãnh, Lor- ca bi thương hùng tráng. Lor- ca mất đi, không còn người đấu tranh cho sự cách tân nghệ thuật nhưng nghệ thuật của Lor- ca không chết.
- Tác phẩm không chỉ là tiếng nói tri âm , không chỉ là lời tôn vinh cao nhất mà Thanh Thảo dành kính tặng cho Lor- ca; thể hiện sự ngưỡng mộ; đồng cảm với bậc tài hoa, oan khuất. Hơn thế, thi phẩm còn gửi vào đó một triết lí về sức sống của nghệ thuật : nghĩa là có thể bị vùi dập nhưng những gì là nghệ thuật chân chính vẫn luôn bất diệt, bất tử.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT Nghèn - Hà Tĩnh - lần 1