Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ...
Câu hỏi: Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim… Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trạng trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.(Trích Từ ấy – Tố Hữu - Theo Sách Ngữ văn 11 – tập hai)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm- Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thi ca Cách mạng Việt Nam. Ông là nhà thơ những lẽ sống lớn, niềm vui lớn. Thơ Tố Hữu cuốn hút người đọc bằng giọng điệu tâm tình, thương mến.
- Bài thơ Từ ấy thuộc phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”, tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm ba phần “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng” ghi lại ba chặng đường trưởng thành của Tố Hữu trong đấu tranh cách mạng. Tập thơ là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một thanh niên trí thức khát khao lẽ sống, say mê lí tưởng, hăng hái đấu tranh cách mạng.
1. Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng Đảng:
* 2 câu đầu: Bút pháp tự sự: Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời mình.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy”: mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời Tố Hữu.
+ Trước mốc son ấy: Yêu nước, thương dân, giàu nhiệt huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân mình trở thành người nô lệ nhưng không biết làm gì. Đã có lúc đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục cuộc sống bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ. -> Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Sau: Cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng.
- Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:
+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rự rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê nin rự rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành.
-> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.
- Dùng những động từ mạnh:
+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.
+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.
-> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim -> Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức và tình cảm.
* 2 câu cuối: Bút pháp trữ tình: Diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc, vui sướng, say mê:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rợn tiếng chim”
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):
+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm hương và rộn tiếng chim -> trở nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương sắc.
+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.
- Lối vắt dòng -> niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả trong khuôn khổ chật hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.
2. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
- Cái “tôi”: là cái tôi chung, hòa nhập, gắn kết với cộng đồng, không bơ vơ lạc lõng giống như cái “tôi” trong thơ mới.
- Lối vắt dòng.
- Cấu trúc tương đồng, có sự phân tách rất rõ rệt: bên này câu thơ là những gi thuộc về cá nhân, phía bên kia câu thơ là những gì thuộc về quần chúng nhân dân rộng lớn.
- Cá nhân không tách biệt với quần chúng nhân dân mà hòa nhập, xích lại gần quần chúng nhân dân, được diễn tả qua hàng loạt động từ:
+ “buộc”: Nghĩa đen: sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể riêng rẽ. Trong câu thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó chặt chẽ cuộc đời mình với “mọi người” xung quanh. “Mọi người” là tất cả các giai cấp, tầng lớp, không có sự phân biệt, không có sự kì thị -> vượt lên rào cản giai cấp.
+“trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng không cùng -> diễn tả sự gửi trao những tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”. Một trăm là con số ước lệ cho những đích đến không có giới hạn mà tình cảm nhà thơ gửi gắm đến với mọi miền của Tổ quốc.
+“gần gũi nhau”: Là sự gần gũi giữa “tôi” với “bao hồn khổ” -> sự tương tác 2 chiều, người Đảng viên chính thức được đón nhận vào với quần chúng nhân dân.
- Kết quả cuối cung của sự hòa nhập: “mạnh khối đời”. “Khối đờn” là cuộc đời chung, cuộc đời rộng lớn, không thể nhìn thấy, không thể cân đo đong đếm, là khái niệm trừu tượng. Cách dùng từ “mạnh khối đời” đã khiến”khối đời” trở nên hữu hình.
-> Nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: mỗi cá nhân sẽ làm cho khối đời chung trở nên mạnh hơn, ngược lại, khối đời chung ấy sẽ giúp cho mỗi cá nhân tăng thêm sức mạnh cho mình, vững tâm hơn, tin tưởng hơn.
Tổng kết
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 2 môn Ngữ Văn trường THPT Phạm Văn Đồng - Sở GD&ĐT Đắk Lắk - Năm 2017 - 2018