(4 điểm)Cảm nhận vẻ đẹp của khổ t...
Câu hỏi: (4 điểm)Cảm nhận vẻ đẹp của khổ thơ sau:Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương,Ngữ văn 9, tập 2, trang 58 – NXB Giáo dục, 2015)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928 ở An Giang, là nhà thơ gắn bó với cuộc sống và chiến đấu của quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Tác phẩm: được làm khi nhà thơ lần đầu tiên ra viếng lăng Bác sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thể hiện niềm xúc động, tấm lòng của tác giả từ miền Nam mới đươc giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Đoạn trích: là đoạn thơ thứ 3, nói lên sâu sắc tình cảm của tác giả với lãnh tụ. Qua đó bày tỏ những triết lí sâu xa.
2. Phân tích
a. Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác – niềm xúc động nghẹn ngào
- Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.
- Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi sự liên tưởng thật là thú vị: “ánh trăng”.
+ Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
+ Với hình ảnh vầng trăng, nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền lại gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Cảm giác ấy là cảm giác được ùa vào thế giới mẹ hiền, ấm áp bình an.
+ Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh là quy luật vĩnh hằng của tự nhiên, của tạo hóa. Bác ra đi nhưng hoá thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. (Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như trời đất của ta”).
- Từ “mà” xác lập thế đối lập với câu thơ thứ ba. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau xót đã được nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” => Nỗi đau quặn thắt, tê tái… Từ “nhói” nghe thật xót xa.
b. Nghệ thuật
- Vẻ đẹp trong cảm xúc của đoạn thơ cũng như cả bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm cảm xúc sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ.
- Nghệ thuật đối lập.
- Giọng thơ trang trọng, tha thiết, thành kính, sâu sắc.
- Từ ngữ giàu cảm xúc, gợi hình, gợi cảm.
3. Tổng kết
- Đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc chung của toàn bài, thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng với Bác Hồ Chí Minh.
- Một đoạn thơ đã thể hiện thành công tài năng cũng như tấm lòng người cầm bút.
- Là thành công trong rất nhiều bài thơ, bài hát viết về Bác Hồ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD& ĐT Nghệ An - năm 2016 - 2017