Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:Sông...
Câu hỏi: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi( Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, tr.88. NXB Giáo dục)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+ Vận dụng kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm “Tây Tiến” để tạo lập văn bản nghị luận văn học.
+Sử dụng các phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
1.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
_Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài; một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
_Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của đời thơ Quang Dũng thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
_Đến với bài thơ Tây Tiến, người đọc thực sự ấn tượng với mười bốn câu thơ mở đầu…
2.Phân tích mười bốn câu thơ mở đầu
a.Hai câu thơ đầu: mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ, cảm xúc ấy là nỗi nhớ.
_Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính.
_Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.
_Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.
_Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi” - địa bàn hoạt động của Tây Tiến.
_ Nghệ thuật:
+điệp từ nhớ được nhắc lại hai lần.
+cụm từ “nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “ơi”.
=>nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên.
b.Các câu thơ còn lại: sự hồi tưởng về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ.
*Con đường Tây Tiến được gợi ta theo không gian và thời gian.
_Theo chiều không gian:
+Các địa danh được nhắc tới: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch => đưa người đọc vào không gian heo hút, hoang dại theo bước chân của người lính Tây Tiến.
+Các hình ảnh “dốc khúc khuỷu”, “dốc thăm thẳm” gợi núi non trùng điệp, hiểm trở.
+ Nghệ thuật:
++nghệ thuật dùng từ - từ láy tượng hình khúc khuỷu, thăm thẳm.
++nghệ thuật phối thanh – cả câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc.
++tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên.
++nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi…
_Theo chiều thời gian
+Chiều chiều, tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng
+Đêm đêm, sự hiện diện của cọp dữ thấp thoáng đâu đây đe doạ tính mạng con người…
*Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:
_Những gian khổ, hi sinh:
+Hai chữ “dãi dầu” đã gói ghém trong đó biết bao những khó khăn gian khổ mà người lính Tây Tiến đã trải qua trên những cung đường hành quân.
+Chữ “gục” đã khắc tạc hình ảnh người lính kiệt sức tội nghiệp.
+ Lối xưng hô của nhà thơ là “anh bạn”- giản dị nhưng gói ghém cả tình đồng chí, cả tình bạn bè và cả nghĩa ruột thịt sâu nặng.
+ Cụm từ “không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời” tránh đi màu sắc tang thương, vơi đi nỗi nghẹn ngào xót xa đang trào dâng. Chính vì thế, câu thơ nói về cái chết nhưng không có màu sắc bi lụy.
_Sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
_Sự bay bổng, lãng mạn:
+ Giữa mịt mù sương lạnh, người lính TT vẫn thấy con đường hành quân thật đẹp và nên thơ:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
+ Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”, họ vẫn giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
_ Giàu tình cảm: thể hiện qua hai câu thơ kết tái hiện một cảnh tượng thật đầm ấm:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
=>Câu thơ cuối lại toàn thanh bằng tạo nên một cảm giác êm dịu, ấm áp đến vô cùng. Như vậy, ấn tượng đọng lại cuối cùng trong kí ức của người lính TT sau những chặng đường hành quân không phải là sự dữ dội, hiểm nguy mà là hương vị và tình người nồng ấm của mảnh đất miền Tây
Đánh giá.
- Sức hấp dẫn chủ yếu của đoạn thơ là vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của rừng núi miền Tây trải dài theo chặng đường hành quân của người lính TT, được phác thảo bằng bút pháp lãng mạn ưa cực tả và thủ pháp đối lập
- Nỗi nhớ chính là cảm xúc bao trùm cả đoạn thơ, khi thì khắc khoải với những kỉ niệm, lúc lại ẩn hiện trong những địa danh “hình khe thế núi”, lúc lặp đi lặp lại bằng ngôn từ diễn tả trực tiếp…
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Thi giữa kì_Đề 2 (có lời giải chi tiết)