Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của “tình huống ở tò...
Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của “tình huống ở tòa án huyện với câu chuyện của người đàn bà hàng chài” bằng một đoạn văn khoảng 20 câu.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, bình luận, tổng hợp.
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 20 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.Ý nghĩa tình huống: Sự vỡ lẽ của nghệ sĩ Phùng:_Nhận thức về con người:
(+)Về chánh án Đẩu:
+Mới chỉ đứng trên phương diện của luật pháp mà chưa hiểu được lí lẽ của cuộc đời
-> Sau khi nghe xong câu chuyện, chánh án Đẩu mới vỡ lẽ: không thể đơn giản và dễ dãi trong việc đánh giá, nhìn nhận con người, sự việc, đừng để những thứ bề ngoài đánh lừa, đánh giá một cách vội vã để rồi dẫn đến sai lầm.
(+)Về các thành viên trong gia đình hàng chài:
+Người đàn bà hàng chài: Đằng sau vỏ bọc u mê, tăm tối, thất học kia lại là người trải đời sâu sắc, ẩn chứa vẻ đẹp của sự bao dung, của tình mẫu tử, có tình yêu thương con bao la vô bờ bến, thấu hiểu chồng.
+Gã chồng vũ phu: Gã không chỉ là tội nhân mà gã còn là nạn nhân của hoàn cảnh. Vì hoàn cảnh xô đẩy, quẫn bách mới sinh ra thô bạo và vũ phu. Anh ta đáng trách nhưng ở một khía cạnh nào đó cũng đáng cảm thông.
+Thằng Phác: Đằng sau hành động vô đạo, trái với luân thường đạo lý là tính yêu thương mẹ vô bờ bến, tình yêu thương bế tắc.
=>Tầng nhận thức mới: Đằng sau cái xấu, cái ác lại chứa đựng cái đẹp, chứa đựng hiện thực mà ít nhiều đáng được cảm thông và chia sẻ.
=>Cần tìm hiểu sâu sắc, chu đáo và kĩ lưỡng.
_Về căn nguyên của tội ác:
+Tội ác không phải từ phía địch, không phải do ma men dẫn đường, không phải do rượu chỉ lối, cũng không phải do bản chất mà là do hoàn cảnh thất học, đói nghèo, tăm tối xô đẩy, khiến con người bị tha hóa.
_Về giải pháp xã hội:
+Li hôn -> Theo cách lí luận của người đàn bà hàng chài đây là giải pháp không khả thi.
+Hòa thuận, tiếp tục chung sống -> khó để tin tưởng người chồng sẽ không dùng bạo lực nữa.
+Từ chối, tẩy chay, không lấy chồng -> không tuân thủ quy luật sinh tồn -> không được.
+Cách mạng chăm lo đời sống người dân hàng chài: Lên bờ để sinh sống -> quen với việc mưu sinh bằng nghề chài lưới, không thể thích nghi với nghề nghiệp mới -> không thực tế.
_Về cuộc đời và trách nhiệm của người phụ nữ:
+Cuộc đời: đa sự, luôn đan xen nhiều thuận lí và nghịch lí.
+Người nghệ sĩ: không thể chỉ dùng cái nhìn hời hợt để quan sát, muốn hiểu được cuộc đời thì buộc phải dấn thân, phải chú ý đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
_Về chính mình:
+Trước đây từng tự tin vì mình là người lính vào sinh ra tử, nhiều trải nghiệm ở những vị thế cam go và quyết liệt. Nhưng sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài Phùng thấy bản thân còn hời hợt và nông cạn, những gì mình biết, mình hiểu mới chỉ là phần nổi của tảng bang trôi; trách nhiệm của mình là phải tiếp tục tìm kiếm khám phá để hiểu kĩ lưỡng phần chìm. -> lần đầu tiên người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhận ra mình rõ ràng đến thế.
Tổng kết.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Chiếc thuyền ngoài xa_Đề 2