(5,0 điểm)Nghĩ về Bà...
Câu hỏi: (5,0 điểm)Nghĩ về Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, có ý kiến:Sự độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.Em có đồng ý với nhận xét trên? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Ở sáng tác của ông, chúng ta thường bắt gặp một giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
- "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Phạm Tiến Duật, nằm trong chùm thơ được tặng giải nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1969 - 1970.
2/ Nội dung chính:
a/ Giải thích ý kiến:
- Ý kiến đã nhấn mạnh những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và khẳng định tài năng nghệ thuật của tác giả.
b/ Độc đáo trong sáng tạo hình ảnh:
- Hình ảnh những chiếc xe không kính gây sự chú ý khác lạ được đưa ra thực đến trần trụi vẫn băng băng ra chiến trường. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực bằng 2 câu thơ rất gần với văn xuôi lại có giọng thản nhiên:
“Không có kính không phải xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”Càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó.
Không chỉ vậy, những chiếc xe còn "không có đèn" "không có mui xe, thùng xe có xước".
=> Hiện thực gian khổ, khốc liệt nơi chiến trường. Đó cũng là cái phông nền lí tưởng để làm nổi bật lên hình ảnh những người lính quả cảm, can trường, lạc quan phơi phới.
- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
+ Tư thế: "ung dung" "nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng"....
+ Ngoại hình: "bụi phun tóc trắng", "mặt lấm"
+ Hành động, cử chỉ: "phí phèo châm điếu thuốc" "cười ha ha" "bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" ...
+ Tinh thần lạc quan phơi phới, tin tưởng vào ngày mai tươi sáng "Xe vẫn chạy... có một trái tim"
=> Họ là những con người vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh.
b/ Giọng điệu và ngôn ngữ:
- Giọng thơ và ngôn ngữ rất gần với lời nói thường, có những câu như văn xuôi tưởng như khó chấp nhận trong một bài thơ “Không có kính không phải vì xe không có kính” “Không có kính, ừ thì cói bụi”, “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”… Nhưng đây lại chính là nét độc đáo tạo nên một giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, sôi nổi, tinh ngịch, tự nhiên, thể hiện cái hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm của các anh lính lái xe Trường Sơn.
3/ Đánh giá:
- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Bằng sự sáng tạo trong hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu, Phạm Tiến Duật đã để lại cho chúng ta không chỉ một bài thơ đặc sắc, mới mẻ, hấp dẫn mà còn khắc vào lòng người đọc những dấu ấn không thể nào quên về cuộc kháng chiến gian khổ và những con người hào hùng của dân tộc. Đây cũng là dấu ấn riêng không thể trộn lẫn của nhà thơ trong nênf văn học Việt Nam.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - vòng 1 - Trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - năm 2014