(3,0 điểm)Phải chăng sốn...
Câu hỏi: (3,0 điểm)Phải chăng sống là biết tha thứ?
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giải thích
- Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác.
- "Phải chăng sống là biết tha thứ?" là một câu hỏi nhưng bản chất của nó nhằm khảng định, nhắc nhở chúng ta sống phải biết tha thứ. Tha thứ cho lỗi lầm của người khác để cùng nhau chung sống một cuộc sống yêu thương, hòa hợp.
2. Phân tích, chứng minh, bàn luận:
- Trong cuộc sống, ai cũng có lúc mắc sai lầm. Điều quan trọng là phải có thái độ muốn sửa mình và có hội sửa mình hay không. Cơ hội đó đến từ thái độ bao dung, độ lượng của những người xung quanh.
- Biểu hiện của sự tha thứ: chấp nhận lời xin lỗi, ghi nhận sự cố gắng sửa sai của người có lỗi, động viên, khích lệ họ sửa chữa lỗi lầm, không gây khó dễ, không khiến họ mặc cảm,...
- Tha thứ là tài sản vô giá của mỗi con người:
+ Sự tha thứ có thể dung hòa mâu thuẫn, gìn giữ mối quan hệ.
+ Sự tha thứ có thể cứu giúp một cuộc đời, cảm hóa một con người.
+ Xã hội sẽ yên bình, có tình người hơn, tốt đẹp hơn.
[Lấy ví dụ minh họa]
- Trái ngược với tha thứ là ích kỉ, hẹp hòi và thù hận. Nó có thể đẩy đối phương vào mặc cảm tội lỗi đến ám ảnh, đẩy họ vào bước đường cùng. Nó cũng có thể dẫn đến những hành động sai trái, thậm chí là vi phạm pháp luật. Cuộc sống của cả 2 bên sẽ rất đau khổ và ngột ngạt -> không thể dung túng cho lòng hận thù.
- Với chính mình, tránh dễ dãi, cần có sự nghiêm khắc nhưng cũng không nên chìm đắm trong mặc cảm tội lỗi mà phải tích cực vươn lên, khắc phục lỗi lầm.
3/ Bài học nhân thức và hành động:
- Nhận thức: Sống cần có lòng vị tha, nhân hậu, cần biết tha thứ.
- Hành động:
+ Khi có lỗi: phải nói lời xin lỗi và chân thành, tích cực sửa lỗi.
+ Với người có lỗi với mình: phân tích đúng sai, hướng họ vào việc làm đúng, tạo điều kiện để họ khắc phục...
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - hệ chuyên - Trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa - năm 2015