(3,0 điểm)Đọc bài thơ sau...
Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Học trò con trai ma quỷhọc trò con gái thần tiênthầy xếp thần tiên ngồi kèm ma quỷ Bén hơi ma quỷ ghẹo thần tiênlập lòe đom đóm vĩnh cửuô mai đổi kẹo bạc hà Lấm láp trang đời mỗi dày mỗi kịchtuổi học trò đồng nghĩa với trang thơthời gian không mất trắng bao giờ Câu chuyện học trò không đầu không cuốitình ý học trò quả me chua loétlưu bút mùa hoa phượng cháy không nguôi Lá thư học trò vu vơ dấm dúinỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhauđẹp như là không đâu vào đâu.(Kính gửi tuổi học trò - Nguyễn Duy, 36 bài thơ, Nxb Lao động, 2007, tr. 71-72)1. Thể thơ gì được Nguyễn Duy sử dụng ở bài thơ trên? (0,25 điểm)2. Anh (chị) hiểu như thế nào về hai câu thơ: Học trò con trai ma quỷ/học trò con gái thần tiên? Một trong hai câu thơ trên gợi anh (chị) nhớ đến câu thành ngữ/tục ngữ nào của người Việt? (0,5 điểm)3. Nêu các từ láy có mặt trong bài thơ. (0,25 điểm)4. Từ gợi ý của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn (không quá 10 câu) về chủ đề: Tuổi học trò đồng nghĩa với trang thơ. (0,5 điểm)Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: “Hài hước cũng phải học, học để thưởng thức được cái hài, học để diễn được cái hài. Chính khách nhiều nước phải thuê thầy riêng đến nhà dạy cách pha trò hài hước. Hài để làm cho việc tuyên truyền được vui vẻ tự nhiên đậm đà ý nhị. Hài để tấn công đối thủ cũng đang đi vận động tuyên truyền lấy phiếu cử tri. Hài để đá bóng về sân đối phương. Hài để gỡ bí trong tình huống trớ trêu khó xử. Lúc ấy mà mặt khó đăm đăm thì chắc chắn sẽ liệt, sẽ mất điểm.Chính khách khi nói một câu hóm hỉnh chưa chắc đã thực lòng nói, diễn đấy. Nghệ sĩ nhân dân đấy nghệ sĩ ưu tú đấy. Nhưng cái hóm hỉnh hài hước ấy thuyết phục được cử tri và công chúng, vậy là đạt được mục đích.Cao hơn cả diễn nữa, là mình có khả năng hiểu được cái hài, thích cái hài, thấm được cái hài, mình cười một cách tự nhiên, pha trò một cách tự nhiên. Đấy là của trời cho. Đấy là người được thiên phú. Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ”.(Trích Không biết cười – Hồ Anh Thái, Lang thang trong chữ, Nxb Trẻ, 2015, tr. 56)5. Chủ đề của đoạn văn là gì? Hãy đặt cho đoạn văn một tiêu đề mà anh (chị) cảm thấy thích hợp. (0,25 điểm)6. Tác giả đã nói về những tác dụng gì của cái hài và nói với giọng điệu ra sao? Hãy liệt kê các yếu tố hình thức cho phép anh (chị) nhận ra giọng điệu ấy. (0,5 điểm)7. Trong đoạn văn, từ “diễn” được tác giả dùng đến ba lần. Anh (chị) hiểu như thế nào về hàm nghĩa của từ này? (0,25 điểm)8. Từ điều tác giả Hồ Anh Thái gợi mở, hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu nói về ý nghĩa của cái hài trong cuộc sống. (0,5 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 Trường THPT Chuyên - ĐH Vinh - lần 2