(3,0 điểm) Đọ
Câu hỏi: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 1 đến câu 4:Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và cành nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của “Lục Vân Tiên”, và hiểu “Lục Vân Tiên” khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm! (Trích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Phạm Văn Đồng, Ngữ văn 12, trang 48, NXB Giáo dục, 2008)Câu 1: Hãy chỉ ra phép tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)Câu 3: Xác định và chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)Câu 4: Trong phần mở đầu của bài viết này, Phạm Văn Đồng đã nêu nhận xét gì về Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông? (0,5 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới, từ câu 5 đến câu 8:…Hơn một loài hoa đã rụng cành,Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;Những luồng run rẩy rung rinh lá…Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh. (Đây mùa thu tới, Xuân Diệu, Ngữ văn 11 nâng cao, trang 30, NXB Giáo dục, 2009) Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật nào đã được Xuân Diệu sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm)Câu 7: Từ “rũa” trong câu “Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh” có thể được hiểu như thế nào? (0,25 điểm)Câu 8: Anh/chị có nhận xét gì về cách cảm nhận thiên nhiên của Xuân Diệu qua đoạn thơ trên. (Trả lời từ 5 - 7 dòng). (0,5 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn Trường THPT Chuyên Bạc Liêu - Bạc Liêu 2014.2015