Câu 2. (4 điểm)Phân tích...
Câu hỏi: Câu 2. (4 điểm)Phân tích vẽ đẹp tâm hôn và số phận oan nghiệt của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích tổng hợp
Giải chi tiết:
(4 điểm)
1. Giới thiệu chung:
- Truyền kì mạn lục là tác phẩm có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi bằng chữ Hán đầu tiên ở Việt Nam . Truyện “ Người con gái Nam Xương” trích từ Truyền kì mạn lục là một tác phẩm đặc sắc thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và số phận oan nghiệt .
2. Phân tích, chứng minh:
a. Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý:
- Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “ Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung người phụ nữ hoàn hảo.
- Sau đó ông miêu tả vẻ đẹp tâm hồn , phẩm chất của nhân vật trong các mối quan hệ khác nhau , trong các tình huống khác nhau:
+ Trước hết, Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung son sắt trong tình nghĩa thủy chung
+ Trong cuộc sống vợ chồng , biết Trương Sinh có tính đa nghi , nên nàng luôn “ giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yêu vui. Nàng là người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực.
+ Ngày tiễn chồng ra trận, nàng đã dặn rằng: “ Chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo được ấn phong hầu, chỉ xin ngày về mang được hai chữ bình yên..” Tất cả các chữ nàng thốt ra thấm đẫm tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt. Ao ước của nàng giản đơn chỉ là để sum họp , đoàn tụ gia đình, hạnh phúc.
+ Nàng luôn chú ý giữ gìn mình khi chồng vắng nhà “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót..”
+ Khi chồng ra trận, nàng ở nhà một mình gánh vác mọi trách nhiệm làm con , làm chồng, làm mẹ.. nàng sinh con một mình giữa nỗi cô đơn lạnh lẽo, thiếu sự vỗ về , quan tâm chăm sóc của người chồng. Nhưng nàng vẫn vượt qua tất cả, một mình vò võ nuôi con . Hơn thế nữa, nàng còn chăm lo cho mẹ chồng ốm nặng “ nàng hết lòng thuốc thang, lễ bái thần phật , lấy lời ngọt ngào khuyên lơn.” Khi mẹ mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay lễ bái,lo liệu như cha mẹ mình..”
+ Vũ Nương là người vọ thủy chung, nàng dâu đảm đang , thảo hiền.Vũ Nương mang vẻ toàn diện “ công dung ngôn hạnh”. Nàng là đỉnh cao của sự hoàn mĩ về vẻ đẹp hình thức và tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
+ Với con, nàng là người mẹ giàu lòng yêu thương con, hi sinh vì con. Nàng không muốn con phải sống thiếu thốn tình cảm cha nên hàng đêm nàng chỉ vào cái bóng của mình bảo đó là cha Đản.
+ Vũ Nương là người con dâu đảm, người mẹ hiền, mang trong mình phẩm chất “ công- dung-ngôn-hạnh”. Nàng là đỉnh cao của sự hoàn mỹ về cả vẻ đẹp hình thức lẫn tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa trong chế độ phong kiến.
b. Vũ Nương là người phụ nữ có số phận oan nghiệt:
- Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa , chính chiến tranh tàn khốc đã khiến bao gia đình li tán và đó là nguyên nhân khiến mai sau gây ra bi kich cho cuộc đời Vũ Nương.
- Khi Trương Sinh trở về cũng là lúc Vũ Nương rơi vào bi kịch cuộc đời mình. Chỉ vì câu nói của bé Đản- mới 3 tuổi “ đêm nào cũng có người đến” và cả sự đa nghi, ghen tuông, mù quáng, thiếu suy nghĩ đã khiên Trương Sinh trở nên độc ác, đánh đuổi nàng dù nàng đã cố gắng phân trần, giải thích.
- Cuối cùng, Vũ Nương phải lựa chọn cái chết để minh chứng cho cuộc đời mình, cho tấm lòng trinh tiết của mình. Tuy vậy, sống ở chốn “ làng mây cung nước” Vũ Nương chẳng thể nào quên được gia đình, không dứt được tình gia đình. Nàng xin lập đàn giải oan , khao khát được trả lại danh dự “ ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc cờ tán, võng lọng, rực rỡ sắc màu, lúc ẩn, lúc hiện..”
- Tuy được trả lại danh dự, nhưng bi kịch lớn nhất của cuộc đời Vũ Nương là “ nàng chẳng trở về nhân gian được nữa” . Âm dương đôi đường cách trở, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ chốn cõi trần. Bé Đản mãi mãi là đứa trẻ mồ côi. Xã hội bất công kia không cho nàng cơ hội được sống một cuộc sống tốt đẹp bên chồng con.Mơ ước cuộc sống vợ chồng hạnh phúc thật giản dị nhưng cũng khó thực hiện với nàng.
- Hình tượng Vũ Nương là hiện thân của lòng vị tha, tình yêu thương với vẻ đẹp toàn diện của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.Nhưng chính cuộc đời nàng cũng là tấn bi kịch của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ phong kiến tàn ác, chế độ lạc hậu mà cả bóng đêm là vĩnh cửu. Đúng như Nguyễn Du đã từng nói:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
3. Đánh giá chung:
- Qua việc xây dựng bi kich Vũ Nương, Nguyễn Dữ bày tỏ thái độ xót xa thương cảm cùng niềm trân trọng với người phụ nữ. Thông qua bi kịch của Vũ Nương, nhà văn phản ánh bi kịch chung về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh nhưng bị đối xử bất công , vô nhân đạo , không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở. Vì thế ,mà truyện đã in sâu vào trong lòng người đọc , khiến ta day dứt, xót xa trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào.
- So sánh với một số tác phẩm cũng viết về đề tài người phụ nữ ….
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn vòng 1 - Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển - Cà Mau - năm 2016 - 2017