(5,0 điểm)Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hù...
Câu hỏi: (5,0 điểm)Cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ 14 ( Hoàng Lê Nhất Thống Chí- Ngô Gia Văn Phái, Ngữ Văn lớp 9).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
Giới thiệu chung:
- Hoàng Lê nhất thống chí” là cuốn lịch sử vương hồi của một số tác giả trong “Ngô gia văn phái”. Tác phẩm đă khái quát một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội đẫm máu từ khi Trịnh Sâm lẻn ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà(1868- 1802) như: loạn kiêu binh, triều Lê – Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn,…
- Sự sụp đổ không thể cưỡng nổi của triều đại Lê – Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua “Hoàng Lê nhất thống chí”. Đặc biệt “Hồi thứ XIV” đã được thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài và khắc họa hình tượng Nguyễn Huệ, người anh hùng dân tộc đã làm nên chiến công Đống Đa bất tử.
Hình tượng Quang Trung đã để lại cho người đọc bao ấn tượng sâu sắc về người anh hùng tài ba này.
2. Cảm nhận :
- Quang Trung là một vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt
. + Sáng suốt trong việc lên ngôi vua: Trong tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế rồi lập tức lên đường ra Bắc tiêu diệt quân Thanh và lũ bán nước.
+ Sáng suốt trong việc nhận định tình hình ta và địch: Trong lời dụ quân sĩ trước khi lên đường Quang Trung đã nói: “Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta… Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam làm quận huyện… Lần này ta thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạn, thì ta có sợ gì chúng”.
+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề mình: “Các ngươi đã biết nhín nhịn để tránh mũi nhọn của chún, chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng, kế ấy rất là đúng”
+ Sáng suốt trong tầm nhìn xa. Giặc còn đang ở Thăng Long, Bắc Hà còn nằm trong tay kẻ thù vậy mà Quang Trung đã tín: “Chẳng qua mươi ngày nữa ta sẽ đuổi được người Thanh”. Đối với Quang Trung, việc đuổi giặc ngoại xâm không khó nhưng cái khó là “dẹp yên việc binh đao” sau chiến tranh. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm.
- Quang Trung là một vị tướng có tài thao lược hơn người: Chớp thời cơ, tổ chức một chiến dịch thần tốc có một không hai trong lịch sử.
+ Khẩn trương lên đường, tuyển quân trên đường đi, tổ chức hành quân thần tốc. Ta sẽ không thể hiểu thế nào là thần tốc nếu không theo dõi cuộc hành quân từ Tam Điệp ra Thăng Long. Đêm 30 tháng chạp còn ở Tam Tiệp vậy mà trưa ngày mùng 5 tháng 1 quân Quang Trung đã ở giữa kinh thành Thăng Long. Đoạn đường dài hơn 100 cây số, phải vượt qua nhiều con sông, tấn công nhiều đồn địch. Đi bằng ấy đường đất, làm bằng ấy công việc, không phải Quang Trung thì không ai làm được.
+ Chọn tướng chỉ huy, chia quân, bố trí phối hợp giữa các cánh quân
. + Tổ chức cách đánh của mũi quân xung yếu do chính ông chỉ huy một cách kỳ tài. Ông cho dùng những tấm gỗ bện rơm bên ngoài, cứ mười người khiêng một bức “lưng dắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn trận chữ nhất là tiến, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc.
- Quang Trung là một vĩ lãnh tụ có khí phách lẫm liệt.
+ Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có nhiều vị vua thân chinh cầm quân đánh giặc, song nắm toàm quyền chỉ huy, đốc thúc chiến dịch, đương đầu với hòn tên mũi đạn thì chỉ có Quang Trung. Hình ảnh của Quang Trung hiện lên trong chiến trận ở đồi Ngọc Hồi vào sáng sơm ngày mung 5 mới lẫm liệt, hào hùng làm sao!
+ Chỉ huy một chiến dịch vĩ đại như vậy mà ôn vẫn ung dung tỉnh táo, lời nói sang sảng. Hình ảnh Quang Trung cưỡi voi “Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…” là một hình ảnh tuyệt đẹp.
- Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chi là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.
Hoàng Lê Nhất thống chí tuy xuất hiện nhiều nhân vật nhưng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ là một trong số nhân vật chính. Mà tác giả Ngô Gia Văn Phái rất kì công miêu tả. Điều đáng nói nhất ở đây, chính là các tác giả Ngô gia là theo triều đình nhà Lê nhưng vẫn viết một cách khách quan, chân thực về Nguyễn Huệ như vậy, có thể nói các tác giả đã đặt sự thật lịch sử lên trên những quan điểm cá nhân. Đây cũng là một yếu tố làm nên sự thành công cho “Hoàng Lê nhất thống chí”.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Quang Trung:
+ Giọng kể sôi nổi, đầy tự hào về người anh hùng.
+ Miêu tả nhân vật cụ thể chân thực với những phẩm chất thể hiện qua tình huống cụ thể, hoàn cảnh cụ thể đầy thử thách của dân tộc.
3. Đánh giá chung:
- Nhờ có những đóng góp to lớn của hai nhà viết kịch mà chúng ta đã biết được thêm rất nhiều về những người anh hùng của dân tộc. Qua đây, em càng thêm trân trọng những giá trị lịch sử và ngưỡng mộ tài năng của người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó sẽ mãi là một tấm gương sáng, một tài năng vĩ đại của dân tộc
So sánh mở rộng với tác phẩm cùng viết về ngưuời anh hùng trong lịch sử….
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - năm 2016 - 2017