Hãy phân tích hai khổ thơ sau:
Câu hỏi: Hãy phân tích hai khổ thơ sau: Mùa xuân người cầm súngLộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồngLộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao… Đất nước bốn ngàn nămVất vả và gian laoĐất nước như vì saoCứ đi lên phía trước.(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ Văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Thanh Hải để lại một số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống cao đẹp của tác giả.
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:
2. Phân tích
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, cách mạng
a) Khổ 2: Từ mùa xuân của thiên nhiên tác giả trào dâng cảm xúc mùa xuân của đất nước.
- Nhà thơ đã sáng tạo ra hình ảnh sóng đôi “người cầm súng – người ra đồng” tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
(1) hai câu đầu: tác giả nhấn mạnh mùa xuân của người cầm súng với “lộc giắt đầy trên lưng”: “lộc” mang ý nghĩa tả thực là chồi non, cành biếc mơn mởn nhưng nó còn có ý nghĩa biểu tượng cho sức sống mùa xuân, cho những mong muốn, thành quả tốt đẹp, cho niềm tin chiến thắng…
(2) hai câu sau: nói về mùa xuân của những người lao động: “lộc” tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, được mùa, dưới bàn tay của họ “lộc trải dài nương mạ”.
Điệp từ “lộc” và các từ “giắt đầy” “trải dài” gợi một màu xanh bất tận, một sức xuân đang dâng trào trên khắp nẻo đường đất nước.
=> Mùa xuân như tiếp thêm khí thế, nghị lực cho con người trên mặt trận xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chính họ đã làm nên mùa xuân đất nước.
(3) hai câu cuối.
- Trước không gian mùa xuân, sức sống mùa xuân, lòng người như rạo rực, xốn xang “tất cả như …xôn xao”:
+ Điệp ngữ “tất cả” diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động.
+ Từ láy “hối hả, xôn xao” và biện pháp so sánh gợi không khí lên đường, nhịp sống khẩn trương, liên tục không ngừng nghỉ cùng tâm trạng háo hức, hăng say của con người.
=> Cả khổ thơ dạt dào một niềm vui giục giã con người lên đường, hòa vào nhịp sống của dân tộc.
b) Khổ 3: Từ sự cảm nhận mùa xuân của đất nước, nhà thơ nghĩ đến dân tộc trong sự suy tư vừa xót thương vừa tự hào “Đất nước…gian lao”
(1) Hai câu đầu:
- Hai từ “vất vả, gian lao” gợi cho ta thấy bao gian lao thử thách mà nhân dân phải trải qua suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Thế nhưng trước những khó khăn đó ta vẫn “đi lên” với sự bền bỉ, kiên định.
- Điệp ngữ “đất nước” vừa có giá trị tạo nhạc vừa nhấn mạnh lịch sử dân tộc ta có bốn nghìn năm với bao gian lao vất vả nhưng không bao giờ chịu lùi bước.
(2) Câu thơ “Đất nước như vì sao…phía trước” là một hình ảnh so sánh đẹp, nhiều ý nghĩa:
- Sao là ánh sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng của bầu trời trong không gian và thời gian. Hình ảnh này còn gợi cho ta nhớ đến ngôi sao vàng năm cánh rực rỡ. So sánh như vậy phải chăng tác giả bộc lộ niềm tự hào với đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn và vững vàng trong mọi khó khăn, thử thách.
- Ở câu thơ tiếp, ba tiếng “cứ đi lên” vang lên chắc nịch như một sự khẳng định, ý chí quyết tâm cao độ và niềm tin sắt đá của dân tộc để dựng xây đất nước. Đất nước luôn bền bỉ, vững vàng và mỗi mùa xuân đến lại được tiếp thêm sức mạnh để bừng dậy đầy sức sống.
=> Khổ thơ bộc lộ niềm tự hào, niềm tin tưởng mãnh liệt của nhà thơ vào sự bền bỉ của đất nước và khí thế đi lên của dân tộc.
3. Đánh giá chung
- Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, thiết tha, sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ giản dị, gợi cảm.
- Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, và mong ước hòa vào khí thế chung của dân tộc.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Đề thi vào 10 môn Văn Trà Vinh 2017 - 2018