Viết đoạn văn khoảng 25 câu làm rõ luận điểm sau:
Câu hỏi: Viết đoạn văn khoảng 25 câu làm rõ luận điểm sau: Nét tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả hình tượng sông Hương chảy vào giữa thành phố Huế trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp, bình luận.
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức:
_Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 25 câu.
_Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
_Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩmPhân tícha/ Sự uyên bác được thể hiện qua những hiểu biết sâu rộng của nhà văn và cách tiếp cận, khám phá vẻ đẹp sông Hương ở nhiều góc độ:
_ Đặc điểm của Sông Hương trong lòng Huế:
+ Từ ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng theo hướng tây nam - đông bắc, giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, uốn cánh cung sang Cồn Hến.
+ Đầu và cuối ngõ thành phố, sông Hương có nhiều chi lưu, mang nước đi khắp phố thị.
+ Dòng sông chảy chậm như gần như đứng yên, được ví như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”; khác hẳn với Nê-va cuộn chảy. Như vậy, qua sự đối chiếu, so sánh, tác giả vừa mang đến cho người đọc thêm nhiều kiến thức địa lí, âm nhạc, vừa làm nổi bật vẻ đẹp riêng của dòng Hương.
_ Những đặc điểm ấy được lí giải từ các góc nhìn khác nhau:
+ Từ đặc điểm địa lí tự nhiên: “những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước”
+ Từ lí lẽ của trái tim thì “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng muốn đi muốn ở” của sông Hương là do tình cảm dành riêng cho Huế, do quá yêu thành phố của mình, do muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương trước khi phải rời xa => Sông Hương như một người tình dịu dàng, duyên dáng, thủy chung.
b/ Tài hoa thể hiện ở việc sử dụng biện pháp nhân hóa và sự am hiểu tâm lí con người khiến sông Hương hiện lên như một người tình “vui tươi và duyên dáng”:
_ Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.
_ Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” khiến “dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”.
c/ Tài hoa của nhà văn còn nằm ở những hình thức nghệ thuật đặc sắc khác:
_ Tác giả đã sáng tạo nên những trang văn đẹp, giàu hình ảnh, được tạo bởi kho từ vựng phong phú, tinh tế và uyển chuyển, mượt mà.
_ Các câu văn dài, nhịp nhàng, uyển chuyển, giọng văn đầy cảm xúc, sử dụng thành công các biện pháp nhân hoá, so sánh, liên tưởng mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ, thú vị.
_ Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông.
Đánh giá:_ Bằng sự tài hoa, uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt của sông Hương. Nó là dòng sông mang đậm tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.
_ Qua đó, ta thấy được tình yêu say đắm của nhà văn đối với dòng sông, với quê hương xứ sở. "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" xứng đáng là là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về Huế thân thương.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Ai đã đặt tên cho dòng sông_ Đề 2