Phân tích 6 câu thơ đầu “Kiều ở lầu Ngưng Bích...
Câu hỏi: Phân tích 6 câu thơ đầu “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung văn bản, phương pháp phân tích.
Giải chi tiết:
Cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều:
- Cảnh ngộ “khóa xuân”:
+ Tình cảnh bất hạnh: Thúy Kiều bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, phải chôn vùi tuổi xuân ở nơi này.
+ Sự xót xa, mỉa mai cho số phận (vì Thúy Kiều không còn trong trắng nữa).
- Quang cảnh quanh lầu Ngưng Bích:
+ Rộng lớn, mênh mông, bát ngát:
Hình ảnh: “non xa”, “trăng gần” -> không gian mở ra chiều cao, chiều xa -> hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc giữa không gian.
Từ láy “bát ngát” -> tô đậm hơn một không gian rợn ngợp cả 4 bề.
+ Trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống:
Liệt kê: “cát vàng”, “bụi hồng”, “cồn nọ”, “dặm kia” -> phủ định sự sống, gợi sự ngổn ngang của cảnh vật.
Tiểu đối: “mây sớm” – “đêm khuya”: càng gợi sự quạnh vắng, hắt hiu của cảnh.
ð Quang cảnh rộng trống, cô liêu, nhạt phai sự sống đã trở thành phương tiện để mở ra bao nỗi niềm của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Tâm trạng của nàng Kiều:
+ Sự cô đơn, lẻ loi cùng cực: không một bóng người bầu bạn, chỉ có thể làm bạn với “trăng gần”, “mây sớm”. “đêm khuya” với những vật vô tri; mọi phương tiện giao cảm giữa con người với con người bị cắt đứt.
+ Ngổn ngang trăm mối âu lo, day dứt, đau khổ:
“Xa trông”: không đơn giản chỉ là nhìn mà còn là sự ngóng đợi, sự khắc khoải kiếm tìm một dấu hiệu chỉ là nhỏ nhoi nhất của sự sống, của cái ấm áp giữa nơi mà cô đơn hoàn toàn ngự trị.
Cách phác họa cảnh vật ngổn ngang -> gợi sự ngổn ngang trong lòng nàng.
+ Nỗi niềm chua xót, bẽ bàng cho cảnh ngộ, thân phận:
Lúc nào cũng chỉ có một mình, không thể chia sẻ cùng ai.
Chồng chất nỗi đau của cốt nhục chia lìa, tình yêu tan vỡ, bơ vơ nơi góc bể chân trời, trở thành một món hàng trong tay mụ Tú Bà.
Bị đày đọa giữa không gian xa xôi, hoang vắng, trong thời gian dằng dặc triền miên, trong tình cảnh cô đơn cùng cực.
ð Bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình, với một hệ thống hình ảnh vừa chân thực, vừa sáng tạo, Nguyễn Du đã không chỉ phác họa được quanh cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích mà ông còn giúp bạn đọc hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng cô đơn, lẻ loi, đầy bi kịch của Thúy Kiều.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Kiều ở lầu Ngưng Bích (Đề 4) - Có lời giải chi tiết