Phân tích bài thơ “
Câu hỏi: Phân tích bài thơ “Thu Điếu” của tác giả Nguyễn Khuyến.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+Vận dụng kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm “Thu điếu” để tạo lập văn bản nghị luận văn học.
+Sử dụng các phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Giải chi tiết:
1. Cảnh thu
a) Bức tranh thu mang vẻ đẹp cổ điển của muôn đời:
* Nhà thơ sử dụng những hình ảnh ước lệ quen thuộc của thơ cổ; từ điểm nhìn là một chiếc thuyền câu trên ao nhỏ, bức tranh thu được mở ra theo nhiều hướng:
- Nhìn xuống làn nước thu - thu thủy:
“ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”
+ Cảm nhận bằng xúc giác lạnh lẽo
+ Cảm nhận bằng thị giác nước trong veo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”
+ Hình ảnh sóng biếc
+ Hình ảnh sóng hơi gợn tí gây ấn tượng về một không gian tĩnh lặng
- Nhìn lên trời thu - thu thiên:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Câu thơ gợi độ cao thăm thẳm và sự êm dịu, thanh bình, màu xanh đậm trong trẻo giúp hình dung ra vòm trời thật cao rộng.
- Nhìn ngang thấy lá thu - thu diệp:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Chỉ mỏng manh, bé nhỏ (lá), nhẹ nhàng (khẽ đưa) nhưng chút sắc vàng ấy cũng đủ làm hiện hình cả một mùa thu êm dịu.
=> Những hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở nông thôn xưa.
- Hình ảnh ngư ông:
Hiện lên với dáng ngồi bất động, thu mình trong chiếc thuyền câu bé tẻo teo giữa một khung ao hẹp “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”
* Bút pháp lấy động tả tĩnh, lấy có nói không:
- Hình ảnh con người:
+ Khách vắng teo nơi ngõ trúc.
+ Cuối bài, con người xuất hiện trong dáng ngồi thu mình, bất động, thờ ơ, đi câu mà dường như chẳng để tâm tới chuyện câu cá.
- Những chuyển động của cảnh vật và âm thanh:
+ Sóng “hơi gợn tí”
+ Lá “khẽ đưa vèo”
+ Tầng mây “lơ lửng”
+ Câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật.
b. Thần thái riêng của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ:
- Khi sử dụng những hình ảnh ước lệ, tác giả đã tạo thêm những nét vẽ chân thực
- Tác giả sử dụng một hệ thống những hình ảnh đời sống quen thuộc ở làng quê Việt Nam: thuyền câu, ngõ trúc, ao bèo…
- Sử dụng ngôn ngữ đời sống: trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, đưa vèo, vắng teo… để thổi hồn dân tộc vào bức tranh cảnh vật.
=> Nguyễn Khuyến đã khắc họa bức tranh đẹp nên thơ với những nét đặc trưng nhất của mùa thu ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ.
2) Tình thu:
- Bức tranh thu đã hé mở tình thu của người trong cảnh. Đó là tâm trạng u hoài, một tâm hồn yên tĩnh, một cõi lòng vắng lặng mênh mang thăm thẳm và một nỗi cô đơn trống vắng. Tình thu ấy được thể hiện qua:
+ Gam màu lạnh của sắc xanh.
+ Hình ảnh “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
+ Hai câu luận ẩn chứa những nỗi niềm tâm sự kín đáo, sâu thẳm của một nhà nho: hình ảnh “tầng mây lơ lửng”, “ngõ trúc quanh co”.
- Hai câu thơ cuối cùng trở về đúng với nhan đề “Câu cá mùa thu” khi khắc họa hình ảnh người đi câu và hé mở tâm trạng của nhà thơ. Đi câu mà dáng ngồi bó gối bất động trong lòng thuyền “tựa gối buông cần” như hóa thạch trong thời gian và không gian, mà thờ ơ hững hờ với tiếng cá đớp mồi “cá đâu đớp động… ”. Người đi câu song lại không để tâm đến chuyện câu cá bởi có lẽ đi câu chỉ là cái cớ để suy tư, ngẫm ngợi về cái vèo trôi của thời thế đổi thay…
- Vần “eo” thuộc loại tử vận hết sức oái oăm được sử dụng một cách thần tình góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của một bậc trí ẩn.
ĐÁNH GIÁ:
- Nội dung:
-Bài thơ đã khắc họa vẻ đẹp điển hình của mùa thu làng cảnh VN và tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cũng như nỗi ưu thời mẫn thế của nhà thơ.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
+ Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, điêu luyện: tài năng ngôn ngữ bậc thầy đã diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày của tâm trạng
+ Kết hợp giữa bút pháp nghệ thuật cổ điển (bút pháp tả cảnh ngụ tình, hệ thống hình ảnh ước lệ, bút pháp lấy động tả tĩnh…) với những sáng tạo riêng (hình ảnh đời sống quen thuộc, ngôn ngữ đời sống…)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Thi giữa kì_Đề 2 (có lời giải chi tiết)