(6.0 điểm)Phân tích nhân vật bé...
Câu hỏi: (6.0 điểm)Phân tích nhân vật bé Thu trong văn bản Chiếc lược ngà cua nhà văn Nguyễn Quang Sáng (SGK-Ngữ văn 9- Tập 1- NXB GD, 2008). Từ đó trình bày suy nghĩ của bản thân về đạo làm con đối với cha mẹ.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Quang Sáng là bộ đội thời đánh Pháp , sau năm 1954 tập kết ra Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm tháng đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm của ông đậm màu sắc Nam Bộ.
“ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và nỗi đau chiến tranh do quân giặc mang tới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật bé Thu là một nhân vật có cá tính sâu sắc.
2. Phân tích, chứng minh:
- Giới thiệu về hoàn cảnh bé Thu: Bé Thu phải xa cha từ nhỏ, sau nhiều năm xa cách, người cha về thăm nhưng bé Thu không nhận ra cha vì gương mặt rất sợ của cha. Lúc em hiểu raa cũng là lúc ba phải lên đường.
- Bé Thu là đứa trẻ có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt:
+ Khi người cha mới về, thấy một người đần ông “ có vết thẹo dài bên má”, “ Ửng đỏ, giần giật” trông rất sợ.. Bé Thu nghe gọi mà giật mình, lạnh lùng nhìn sợ hãi, mặt tái đi, hoảng sợ, gọi
má..Bé Thu hoảng sợ và không chấp nhận người đó là cha mình.
+ Trong những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu thể hiện thái độ lạnh nhạt, bướng bỉnh, ngang ngạnh, hồn nhiên mà ngây thơ vô cùng. Bé Thu luôn lảng tránh ông Sáu: đẩy ra, không gọi là bố.Bé cương quyết không gọi bằng ban gay cả khi mẹ bắt buộc gọi bé cũng cương quyết nói trống không, cố tình không gọi. ( Trông nồi cơm, nó có tình nói trổng “ cơm sôi rồi chắt nước..”, nhăn nhó muốn khóc không biết làm thế nào..” và chấp nhận loay hoay tự làm để không phải gọi ba.) Đó là một đứa trẻ rất thông minh, tự lập và bướng bỉnh.Trong bữa cơm, nó thể hiện sự bướng bỉnh, nganh ngạnh đầy cá tính” nó dùng đũa soi vào,hất trứng, bị đánh nhất quyết không nói gì ngồi im lặng nghĩ ngợi, gắp trứng, lặng lẽ đứng dạy.., cố tình đứng dạy..”Một cô bé có tính bướng bỉnh, nganh ngạnh, có cá tính, tình cảm cứng cỏi, mãnh liệt sâu sắc xuất phát từ tình yêu thương cha sâu sắc mãnh liệt…
+ Lúc chia tay, bé Thu đã thể hiện tình yêu thương cha sâu sắc mãnh liệt hơn bao giờ hết. Lúc đấy khi nhận ra sự thật về ông Sáu, bé Thu tỏ ra thái độ khác hẳn. Ở góc nhà với vẻ mặt khác “ sầm lại , buồn rầu nghĩ ngợi” sâu xa, gọi ba, kêu, chạy, dang tay nói: “ Nói không…”. Bé Thu hoàn toàn thay đổi tình cảm, hôn ba đến cuống quýt vội vã, dùng cả chân ,, Đó là hành động nhanh , cuống quýt vội vàng, sự hối hận khẳng định tình yêu thương ba hơn bao giờ hết.
+ Hành động ngang bướng, ương ngạnh trong chiến tranh cần được thông cảm, sẻ chia vì nó còn quá nhỏ để hiểu được hoàn cảnh . Với bé Thu, tiếng gọi ba là thiêng liêng, cao quý quan trọng với bé Thu. Bé Thu mạnh mẽ, yêu cha, tha thiết, chân thành, tha thiết, nồng nàn,…Một đứa trẻ với tâm hồn ngây thơ, trong sáng, đáng yêu , hồn nhiên mà vô cùng kiên định…
- Với cách tạo dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp lí, cốt truyện chặt chẽ, xây dựng tâm lí nhân vật giúp khắc họa rõ nét tâm lí tinh tế của nhân vật Thu. Bé Thu từ sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên , thảng thốt, hoảng sợ trước sự việc lạ lùng trong tuổi thơ của mình cho đến những phút cuối đầy tự nhiên, tha thiết, chân thành trong tình yêu thương cha. Qua đó, ta thấy được cảnh ngộ éo le trong chiến tranh, mất mát, thiệt thòi mà những người như bé Thu phải gánh chịu trong chiến tranh.Tình phụ tử cha con sâu sắc nó đã vượt lên mọi khó khăn thử thách…
3. Đánh giá chung:
- Tác phẩm được viết vào năm 1966- trong hoàn cảnh cuộc khãng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt. Mỗi con người bình thường phải chịu những tổn thất, mất mát của chiến tranh. Câu chuyện về hai cha con bé Thu là một cảnh ngộ điển hình của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Tác phẩm tiếp nối chủ đề về tình yêu thương cha con sâu sắc nhưng với sáng tạo độc đáo của Nguyễn Quang Sáng nhà văn đã tạo nên sự hấp dẫn , ấn tượng trong lòng người đọc…
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD& ĐT Ninh Bình - năm 2016 - 2017