(3,0 điểm)
Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặngBên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,Làm giật mình một cô nàng yếm thắmCúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.(Chiều xuân- Anh Thơ, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2008, tr.51-52)Câu 1. Các từ êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc thuộc loại từ gì? (0.25 điểm).Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? (0.5 điểm)Câu 3. Tìm những câu thơ có sử dụng từ chỉ màu sắc. (0.25 điểm)Câu 4. Viết một đoạn văn (7 - 10 dòng) thể hiện cảm nhận của anh/chị về bức tranh quê buổi chiều xuân được tác giả phác hoạ trong bài thơ. (0.5 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc. Cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng của dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi. (Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc - Phạm Văn Đồng, dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục 2008, tr.72)Câu 5. Trong câu “Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau…”, cụm từ “một người bạn của Nguyễn Trãi” là thành phần gì? (0.25 điểm)Câu 6. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Tác dụng của thao tác lập luận ấy ? (0.5 điểm)Câu 7. Phép liên kết chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn trích là gì? (0.25 điểm)Câu 8. Nêu nội dung chính của đoạn trích? (0.5 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Sở GD&ĐT Thanh Hóa - lần 1