Phân tích đoạn thơ sau:“Ngửa...
Câu hỏi: Phân tích đoạn thơ sau:“Ngửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình.(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
- Lý lẽ rõ ràng, phân tích, tổng hợp.dẫn chứng xác thực.
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.
- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:
1.Giới thiệu chung
Tác giả:
- Nguyễn Duy là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ Nguyễn Duy cuốn hút người đọc bằng cảm xúc chân thành, vẻ đẹp giản dị, gần gũi.
- Thơ ông giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư về con người và cuộc sống.
Tác phẩm:
- Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Là 3 năm sau ngày giải phóng miền Nam, kết thúc chiến tranh giải phóng đất nước. Những người chiến sĩ trở về với đồng bằng, miền xuôi và bị cuốn đi bởi những lo toan tất bật của đời sống thường nhật -> không ít người trong số họ lãng quên, bội bạc quá khứ.
+ Nguyễn Duy viết “Ánh trăng” như lời tâm sự, tự nhắc nhở, tự vấn…
- In trong tập “Ánh trăng” (1984) - tập thơ được giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm đó.
- Hai khổ thơ cuối thể hiện sự thức tỉnh của con người
2. Phân tích
* Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:
- Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng.
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình -> để rồi thức tỉnh.
- “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.
+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.
+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.
+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.
* Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:
- “Trăng”:
+ “tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc -> cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người.
- Người “giật mình” -> thức tỉnh:
+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.
+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng.
+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.
->Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.
III. Tổng kết:
- Nội dung:
+ Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình.
+ Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo.
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi chính thức vào 10 môn Văn Sở GDĐT Yên Bái (Năm học 2018 - 2019) (có lời giải chi tiết)