Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích cho gia đì...
Câu hỏi: Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích cho gia đình.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
* Yêu cầu chung: Học sinh vận dụng các phương pháp thuyết minh, quan sát, tích lũy kiến thức thực tế để làm bài văn thuyết minh về một con vật nuôi.
Yêu cầu học sinh lựa chọn một loài vật cụ thể có ích cho gia đình
* Yêu cầu cụ thể
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về loài vật nuôi có ích trong gia đình
2. Thân bài
- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài vật nuôi
- Giới thiệu về các chủng loại
- Thuyết minh về hình dáng, những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của loài vật nuôi
- Thuyết minh về tập tính của loài
- Cách chăm sóc, nuôi dưỡng
- Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa của loài vật nuôi với gia đình, với truyền thống văn hóa.
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm với vật nuôi. Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn và phát huy các giá trị của vật nuôi.
Gợi ý:
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Nơi làng quê, nông thôn Việt Nam ta thường hay có một câu nói: "Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Hình ảnh con trâu là một trong nhừng hình ảnh thân thương, mộc mạc và có sự gắn bó sâu sắc với những người nông dân.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
Trâu có nguồn gốc từ loài trâu rừng, đã được con người thuần hóa từ rất lâu.
2. Cấu tạo
- Trâu thuộc nhóm trâu đầm lầy. Giống trâu rất dễ nhận dạng, chúng ta có thể dựa vào đặc điểm bên ngoài của chúng:
+ Thân hình: vạm vỡ, thấp, bụng to, mông dốc.
+ Ở dưới cổ chỗ hai xương ức có hai dải lông màu trắng.
+ Loài trâu luôn khoác lên mình bộ áo màu xám đen.
+ Cân nặng thì trâu đực nặng từ 400-500 kg.
- Đặc điểm sinh sản: Thời gian mang thai cùa trâu nội là 320-325 ngày. Theo sự phát triển của thai việc nuôi dưỡng cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Thời kỳ bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng, nuôi trâu chủ yếu là thức ăn xanh. Trước khi đó 2-3 tháng, ngoài thức ăn thô xanh cần cho trâu ăn thức ăn tinh (cám, bắp, lúa nghiền ...) từ 0,5 - 1,5 kg/con/ngày.
- Ở tháng tháng thứ nhất và tháng cuối của thai kỳ, không sử dụng trâu để làm những việc nặng nhọc như cày, kéo, không xua đuổi nhiều... tránh ảnh hưởng đến thai. Giai đoạn gần đẻ, nên chăn thả gần và nuôi riêng trâu mang thai để tiện chăm sóc.
- Trước khi trâu đẻ 1-2 ngày, nhốt trâu tại chuồng, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị dụng cụ và trực trâu đẻ. Nghé vừa sinh phải được móc sạch nhớt ở miệng, mũi và lau khô sạch toàn thân, cắt rốn để dài khoáng 10cm và dùng cồn I-ốt sát trùng vết cắt, xong cho bú ngay. Sau khi trâu đẻ, cHo trâu uống nước ấm có pha ít muối, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.
- Giai đoạn nuôi con: Trong giai đoạn này cần cho trâu cái ăn nhiều để phục hồi cơ thể và sản xuất sữa đê nuôi con. Ngoài chăn thả phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng. Chăn thả trâu mẹ từ gần tới xa để nghé con quen dần, luôn để nghé con được bú sữa mẹ. Mùa mưa cần chú ý việc che chắn chuồng nuôi không bị mưa tạt gió lùa, giữ cho nghé khói bị lạnh. Hàng ngày dạ chuồng sạch sẽ, khô ráo; đảm bảo có nước sạch thường xuyên tại chuồng.
3. Lợi ích
- Ở trâu, ta còn có thể thấy được sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Nhờ vào sức mạnh ấy trâu có thể giúp con người kéo cày, kéo bừa trên ruộng đồng hay kéo xe, kéo gỗ. Tuy trâu kéo cà rền cà rịch, chậm chạp nhung bù lại trâu có thể kéo nặng.
- Khi gặp ổ gà trâu cũng có thể vượt qua.
- Bên cạnh việc cày bừa, trâu cũng cho sữa và thịt trong sản xuất, nhưng sữa trâu không béo và tươi như bò nên không tiêu thụ nhiều trên thị trường.
- Thịt trâu cũng được bán rộng rãi bởi nó có chứa nhiều chất bổ dưỡng và thịt rất ngon.
- Chúng ta có thể dùng phân trâu đế bón ruộng, vườn cây ăn trái sẽ góp phần giúp cây tươi tốt.
- Ớ Tây Nguyên, người ta thường dùng da trâu làm căng mặt trống. Ngoài ra, da trâu cũng có thể làm ra một liều thuốc trị bệnh bao tử.
4. Cách chăm sóc
- Phải tắm cho trâu mỗi ngày, cho ăn uống dầy đủ chất dinh dưỡng.
- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống sạch sẽ; định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và thu gom phân để ủ.
- Sử dụng tlìức ăn, nước uống không bị nhiễm độc, nhiễm bần và mùa nắng thường xuyên tắm chải cho trâu, nghé.
- Cách ly trâu bệnh với trâu khỏe, những trâu mua về nên nuôi cách ly ít nhất 2 tuần để theo dõi.
- Tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho nghé lúc 1- 3 và 6 tháng tuổi. Tẩy sán lá gan lúc trâu 12 tháng tuổi và sau đó định kỳ 6 tháng tẩy lại 1 lần (cần chủ động tẩy sán trước khi phổi giống).
- Định kỳ tiêm phòng các loại vắc xin Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng... theo lịch của thú y.
5. Ý nghĩa
- Trâu luôn được mọi người ví như sự hiện diện của con người Việt Nam ta bởi tính cần cù, chăm chi.
- Trâu còn được đưa vào các lề hội, điển hình như ở Đồ Sưu – Hải Phòng lãng năm đều diên ra lê hội chọi trâu. Vòng "chung kết” được diễn ra vào mồng chín tháng tám âm lịch. Quan niệm cho rằng nếu nhà nào có trâu thắng thì sẽ gặp nhiêu điều may mắn và hạnh phúc.
- Ở Tây Nguyên thì các dân làng thường hay tổ chức buổi giết trâu đem tế thần linh cầu mong cho một năm mới gặp nhiều điều an lành.
III. KẾT BÀI
- Hình ảnh “Con trâu đ trước, cái cày đi sau” đã in sâu trong tâm trí mỗi con người Việt Nam.
- Trâu được mọi người xem là thành viên thân thiết trong gia đình.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK1 môn Văn lớp 8 Phòng GD Thái Thụy - Năm 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)