(3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sa...
Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn NhấtNhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăngVà Anh chết trong khi đang đứng bắnMáu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàngCó thằng sụp dưới chân anh tránh đạnBởi anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảmVẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công. Anh tên gì hỡi Anh yêu quýAnh vẫn đứng lặng im như bức thành đồngNhư đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác MỹMà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉAnh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đườngChỉ để lại cái dáng đứng ViệtNamtạc vào thế kỷAnh là chiến sĩ Giải phóng quân. 3 - 1968(Trích Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân, Thơ người lính, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội 1997, tr.431)Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?Câu 2. Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng.Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. […]Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. […]Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.Câu 6. Theo tác giả, nhờ đâu mà “xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi” ?Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì đối với “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự…”?Câu 8. Anh /Chị suy nghĩ gì về câu văn: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông? (Trình bày trong khoảng 5 đến 7 dòng)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh - lần 1