(4 điểm)Cảm nhận của anh/chị về h...
Câu hỏi: (4 điểm)Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là cây bút truyện ngắn tài hoa. Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, được rút từ tập "Con chó xấu xí". Truyện là bài ca về tình người, về lòng lạc quan và niềm khát sống mãnh liệt của những con người sống trong tận cùng của đói khổ.
- Cảm nhận chung về nhân vật bà cụ Tứ: Là người phụ nữ nông dân nghèo khổ nhưng có rất nhiều phẩm chất đáng quý.
2. NÊU VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỢC VẺ ĐẸP CỦA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÀ CỤ TỨ:
a. Bà cụ Tứ là một người mẹ nông dân nghèo khổ:
- Dáng hình : "lọng khọng", "gầy gò".
- Cảnh ngộ: bà lão nghèo khổ, già nua lại cô đơn vì chồng và con gái út đã chết, đứa con trai đã lớn tuổi nhưng vì nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư nên không lấy được vợ.
- Cuộc sống nghèo khó: căn nhà rúm ró trên mảnh vườn nhỏ, sống qua ngày bằng những bữa ăn khốn khó, khi thì lùm rau chuối thái rối, khi thì nồi cháo cám, không có nổi vài ba mâm cơm cúng tổ tiên khi có nàng dâu mới.
=> Cuộc đời bà cụ Tứ thật đáng thương: nghèo, góa bụa, hiền lành và thầm lặng.
b. Bà cụ Tứ có nhiều phẩm chất đáng quý:
* Vẻ đẹp ở tấm lòng nhân hậu, bao dung:
Dù người mẹ già ấy có thân phận, hoàn cảnh sống nghèo khó nhưng trong lòng vẫn luôn chan chứa tình yêu thương dành cho các con, có những ứng xử chân thành, đầy tình nghĩa đối với cả con trai và con dâu:
- Vượt qua những nghi lễ thông thường, bà cụ đồng ý cho người đàn bà xa lạ làm con dâu mình và còn thấy thương xót, thấu hiểu cho hoàn cảnh của người đàn bà ấy.
- Bà nói chuyện với con dâu nhẹ nhàng, từ tốn, nhìn con dâu với tình cảm xít thương trào dâng: "Chúng mày lấy nhua lúc này u thương quá".
-Bà vui mừng vì các con mình đx yên bề gia thất " Các con...mừng lắm"
...
* Vẻ đẹp ở tâm hồn giàu niềm tin và hi vọng:
Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con:
- Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời"
- Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ, khi nào...đàn gà cho mà xem".
- Trong hành động:
+ Cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho sạch sẽ.
+ Nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói như để ăn mừng nhân ngày con trai lấy được vợ.
* Vẻ đẹp ở nội tâm với những nét tâm lí chân thực, phong phú, giàu sức lay động:
- Khi ai oán xót xa (trách mình không làm tròn bổn phận người mẹ, không lo được cho con), khi buồn tủi lo lắng (hiện thực cuộc sống nghèo khổ), khi vui mừng phấn chấn rạng rỡ (nghĩ về tương lai)…
3. NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA NHÂN VẬT:
- Nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo, diễn biến tâm lí được miêu tả tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị …
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÂN VẬT:
- Bà cụ Tứ là nhân vật điển hình về những người ông dân nghèo khổ. Song đây là người mẹ từng trải, hiểu biết, nhân hậu, bao dung, lạc quan.
- Nhân vật này góp phần vào việc thể hiện tình cảm nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn đã giúp người đọc thấu hiểu: dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người vẫn giữ được phẩm chất đẹp đẽ và luôn hướng về ánh sáng, sự sống, không ngừng khao khát sống.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT Krông Ana - lần 1