Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:
Câu hỏi: Trình bày cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.Cô phàm viễn ảnh bích không tận,Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.(Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Lí Bạch,Ngữ Văn 10, tập 1, NXB Giáo dục, tr.144)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng) _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:_Lí Bạch là tác giả nổi tiếng của nền thi ca Trung Quốc, được mệnh danh là “thi tiên”.
_Thơ ông thể hiện ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt. Lời thơ bay bổng nhưng tự nhiên, giản dị, có sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
_Chiến tranh, tình yêu, thiên nhiên và tiễn biệt là bốn mảng đề tài chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thơ Lí Bạch trong đó Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng được xem là bài thơ tiêu biểu nhất trong chủ đề tiễn biệt của thơ ông.
Phân tíchbài thơ:ü Tình bạn giữa Mạnh Hạo Nhiên và Lí Bạch:
Mạnh Hạo Nhiên: một người bạn của Lí Bạch, cũng là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, hơn Lí Bạch 12 tuổi nhưng không bị khoảng cách tuổi tác làm xa cách mà còn chung chí hướng.
ü Phân tích bài thơ:
*Hai câu thơ đầu:
_Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc – sông Trường Giang – Dương Châu), thời gian (tháng ba – mùa hoa khói) và con người (cố nhân) để thể hiện khung cảnh và tâm tình của người đưa tiễn:
+Địa điểm đưa tiễn: lầu Hoàng Hạc.
+Hướng đi tới: Dương Châu.
+Thời gian đưa tiễn: giữa tháng ba, mùa hoa khói, nghĩa là lúc xuân đang dâng ngập sức sống.
_Hai chữ “cố nhân” có sắc thái biểu đạt đặc biệt, “cố nhân” không chỉ có nghĩa là bạn cũ mà còn là người bạn sâu nặng tình nghĩa, những người quý nhau vì nết, trọng nhau vì tài.
ð Hai câu thơ gợi lên bao nỗi bang khuâng xao xuyến, nỗi buồn thầm kín của đôi bạn phải xa nhau.
*Hai câu thơ cuối:
_Hình ảnh “cô phàm” – cánh buồm cô lẻ. Chữ “cô” chủ yếu gợi lên sự lẻ loi, cô độc trong tâm cảm của người ra đi cũng như kẻ ở lại. Sông Trường Giang mênh mang, thuyền buồn san sát nhưng toàn bộ trường nhìn của kẻ đưa tiễn bị hút vào một điểm duy nhất, đó là cánh buồm đang đưa con thuyền, trên đó có người bạn thân yêu đang lướt đi.
_Nguyên tác “Cô phạm viễn ảnh bích không tận” diễn tả cả một áu trình chuyển động của con thuyền xuôi dòng Trường Giang đi xa dần, đồng thời cho ta hình dung được cặp mắt đang vọng theo với tình cảm thắm thiết, chân thành.
_Chữ “duy” trong câu thơ cuối “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” khẳng định sự thật người bạn đã ra đi và làm nổi bật tâm trạng bang hoàng, sững sờ của nhân vật trữ tình trước cảnh trời nươc mênh mông, bát ngát.
Đánh giá:Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, bài thơ thể hiện một tình bạn trong sáng, chân thành.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Học kì I_Đề 5 (có lời giải chi tiết)