Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình...
Câu hỏi: Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình với nước Nga Xô Viết?
A Dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản.
B Thành lập Duy tân hội (1904)
C Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).
D Viết Thất điều thư
Đáp án
A
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phan Bội Châu và những hoạt động yêu nước, cách mạng của người Việt Nam ở Trung Quốc
Từ giữa năm 1913 đến đầu năm 1917, Phan Bội Châu bị bọn phân biệt Trung Quốc bắt giam. Cuối năm 1917, sau khi thoát khỏi nhà tù, Phan Bội Châu dự định trở về nước, phát động vũ trang khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp. Nhưng được tin Pháp thắng Đức ở châu Âu, Pháp Bội Châu hoang mang dao động. Trong hoàn cảnh ấy, lại bị một số tên phản bội, tay sai của giặc Pháp lừa gạt, ông đã viết “Việt – Pháp đề huề chính kiến thư” (1918).
Nhưng là một người yêu nước chân thành, Phan Bội Châu đã kiên quyết mọi sự mua chuộc, dụ dỗ của kẻ thù, không đầu hàng, hợp tác với giặc Pháp. Cuối năm 1920, Phan Bội Châu dịch ra chữ Hán cuốn “Điều tra chân tướng Nga – la – tư" của một tác giả người Nhật, rồi tiếp xúc với đại sứ Nga Xô viết tại Bắc Kinh, bàn bạc ngỏ ý muốn gửi thanh niên Việt Nam sang du học ở Nga. Cuối năm 1924, ông gặp Nguyễn Ái Quốc và theo góp ý của Nguyễn Ái Quốc, đã giải thể Việt Nam Quang phục hội, lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn.
Phan Bội Châu có tình cảm và đánh giá cao vai trò của Cách mạng tháng mười Nga và chủ nghĩa xã hội. Trong Truyện Phạm Hồng Thái (1924), ông cho rằng, Cách mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng mẫu mực, triệt để, chân chính, nhân dân Việt Nam cần noi theo. Ông bắt đầu thấy vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng là công nông. Nhưng sự kiện trên chứng tò trong tư tưởng, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu có chuyển biến mới theo xu hướng cách mạng vô sản.
Nhưng năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt đem về giam lỏng ở Bến Ngự (Huế) nên không thể thực hiện những dự định mới của mình.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều người Việt Nam yêu nước sang Trung Quốc tìm đường cứu nước
Giáo sư Nguyễn Đình Chú thì cho biết Phan Bội Châu đón nhận học thuyết Marx từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Marx, Lenin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Gandhi, Rousseau, Montesquieu. Phan Bội Châu từng viết quyển sách hơn 50 trang Xã hội chủ nghĩa trong thời gian 1928-1934 để giới thiệu chủ nghĩa Marx, giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết Marxist như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận. Phan Bội Châu đã kết luận: "Ở trong các nhà xã hội học, ông (Marx) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (Marx) chủ nghĩa là xong rồi". Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - THPT Hà Trung - Thanh Hóa (có lời giải chi tiết)