(3,0 điểm)Đọc đo...
Câu hỏi: (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:Trong phiên bản mới nhất năm 2016 của sách kỉ lục thế giới Guiness, người Việt Nam duy nhất được ghi nhận trong một hạng mục kỉ lục chính là Nguyễn Hà Đông.Chú chim nhỏ Flappy Bird và cha đẻ của nó đã xuất hiện với tư cách là trò chơi đầu tiên bị hạ xuống sau khi đã dẫn đầu bảng xếp hạng AppleStore.Sách Guinness 2016 đã mô tả chi tiết về Nguyễn Hà Đông cũng như hành trình của chú chim nhỏ Flappy Bird. Theo đó, Nguyễn Hà Đông có niềm đam mê chơi game từ nhỏ và được cha mẹ mua cho một bộ trò chơi của hãng Nitendo.Lúc 16 tuổi, Nguyễn Hà Đông đã lập trình game. Anh đã hoàn thành một khóa đào tạo lập trình game tại công ty Punch Entertainment.Theo Guinness, ứng dụng Flappy Bird được Nguyễn Hà Đông thiết kế nhằm hướng đến đối tượng người chơi đi tàu xe có một tay rảnh rỗi, không làm gì.Sau khi Flappy Bird được đưa lên Apple Store vào tháng 5 năm 2013, trò chơi đã đem lại thành công rực rỡ cho Nguyễn Hà Đông. Vào lúc cao điểm, ứng dụng này đã giúp cho tác giả của nó bỏ túi khoảng 50 000 USD mỗi ngày.Tuy nhiên, Flappy Bird cũng đem lại nhiều điều phiền phức cho Nguyễn Hà Đông và nhiều người khác. Như chính Nguyễn Hà Đông thừa nhận, nó trở thành một trò chơi gây nghiện chứ không đơn thuần là một trò chơi mang tính thư giãn. Đồng thời, cuộc sống của tác giả trò chơi cũng bị xáo trộn lớn.Do đó, ngày 10 tháng 2 năm 2014, Nguyễn Hà Đông quyết định gỡ trò chơi khỏi AppleStore. Sau khi anh viết lên trang Twitter cá nhân về ý định sẽ tạm dừng Flappy Bird, đã 10000 lượt tải về chỉ trong 22 tiếng đồng hồ cuối cùng…(Nguyễn Hào Hiệp, Vietnamnet, ngày 17/1/2016)Câu 1: Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)Câu 2: Vì sao Nguyễn Hà Đông được ghi tên vào kỉ lục Guinness? (0,25 điểm)Câu 3: Đoạn trích trên đã sử dụng thao tác lập luận nào (0,5 điểm)Câu 4: Từ thành công của Nguyễn Hà Đông, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về con đường đi đến thành công của tuổi trẻ hiện nay (khoảng 5-7 dòng) (0,5 điểm)Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:(…) Ăn Tết rừng xong từ giã chú tắc kè chúng tôi xuôi - ào ào cơn lũ đổ các binh đoàn tràn vào thành phố đang mùa thay lá những hàng me Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay Người bạn tôi không về tới nơi này anh gục ngã bên kia cầu xa lộ anh nằm lại trước cửa vào thành phố giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh Đồng đội, bao người không "về tới" như anh nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa... tất cả họ, suốt một thời máu lửa đều ước ao thật giản dị: sắp về! (Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố, Nguyễn Duy, theo thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2000)Câu 5: Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)Câu 6: Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ (0,25 điểm)Câu 7: Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? (0,5 điểm)Câu 8: Giai đoạn lịch sử nào được phản ánh trong đoạn thơ trên? Khát vọng “sắp về” thể hiện mong muốn gì của người lính và của toàn dân tộc? (0,5 điểm)
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT chuyên Hùng Vương - Phú Thọ - lần 1