Phân tích 4 câu thơ cuối bài thư Tự Tì...
Câu hỏi: Phân tích 4 câu thơ cuối bài thư Tự Tình của tác giả Hồ Xuân Hương.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+Vận dụng kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm “Tự tình” để tạo lập văn bản nghị luận văn học.
+Sử dụng các phương pháp giảthích, phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Giải chi tiết:
- Phân tích hai câu luận:
+ Hai câu luận nhấn mạnh trạng thái của thiên nhiên, cũng là tâm trạng phẫn uất của con người.
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
+Các động từ mạnh: “xiên, đâm” kết hợp với những bổ ngữ “ngang, toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh, phẫn uất, một tâm trạng khác thường, khác người.
+Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé, hèn mọn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu, nó phải mọc xiên, lại xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để đâm toạc chân mây.
+Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng chính là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Bởi vậy, các hình ảnh rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, trời mà hờn oán còn là phản kháng của con người trước những nỗi đau dài dặc.
-Phân tích hai câu kết: Hai câu kết thể hiện tâm trạng chán chường, buồn tủi:
+“Ngán” là chán ngán, ngán ngẩm . Từ “lại” thứ 2 chỉ sự lặp đi lặp lại. Hồ Xuân Hương đã quá ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo. Mùa xuân đi rồi mùa xuân trở lại với thiên nhiên, nhưng với con người thì mùa xuân qua không bao giờ trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
+Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: “mảnh tình san sẻ tí con con”. “Mảnh tình” đã bé lại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí con con”, nên càng xót xa tội nghiệp.
→ Hai câu kết thể hiện những nỗi lòng sâu kín của người phụ nữ trong xã hội xưa: với họ, hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Thi giữa kì_Đề 5 (có lời giải chi tiết)