Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lín...
Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
+ Vận dụng kiến thức đã học về tác giả, tác phẩm “Tây Tiến” để tạo lập văn bản nghị luận văn học.
+Sử dụng các phương pháp giải thích, phân tích, tổng hợp, so sánh,…
Giải chi tiết:
Yêu cầu về hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung:
*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
_Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài; một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
_Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của đời thơ Quang Dũng thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
_Bài thơ khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng.
*Phân tích vẻ đẹp hào hùng của người lình Tây Tiến:
_Những nét chung về người lính Tây Tiến:
+Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ Tây Tiến đều là những thanh niên trí thức Hà Nội, xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông.
+Sống và chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan và dũng cảm.
+Hào hùng là vẻ đẹp thuộc về phẩm chất tinh thần, là ý chí mạnh mẽ; là khí phách lẫm liệt, kiên cường.
_Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ:
+Dũng cảm, can trường, vượt lên trên và làm chủ hoàn cảnh chiến đấu gian khổ: địa hình hành quân hiểm trở, thiên nhiên bí hiểm, sốt rét, cái chết luôn cận kề. Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật…
+Khí phách lẫm liệt, ngang tàn ở bức chân dung ngoại hình kì dị nhưng vẫn toát lên sức mạnh phi thường khiến cho kẻ thù khiếp sợ: không mọc tóc, quân xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng…
+Yêu đời, lạc quan trước khó khăn thể hiện qua cách nói vừa táo bạo vừa tinh ngịch “súng ngửi trời”, “cọp trêu người”,…
+Lòng yêu nước, lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần dấn thân chiến đấu, xem thường cái chết: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, “bỏ quên đời”…
+Vẻ đẹp lẫm liệt hào hùng có nét sang trọng: sang trọng ở tư thế ra đi, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng; sang trọng ở những giấc mơ lãng mạn của người thanh niên Hà Nội; gắn liền với nét bi tráng của những người lính Tây Tiến khi sống và cả khi đã chết.
_Nghệ thuật xây dựng và khắc họa vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính Tây Tiến:
+Bút pháp tả thực kết hợp nhuần nhuyễn với cảm hứng lãng mạn;
+Sử dụng số lượng lớn từ Hán Việt;
+Cách nói giảm, nói tránh; thủ pháp đối lập;
+Giọng điệu hào hùng, bi tráng;
*Đánh giá:
_Nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa chân thực và sinh động vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến như một bức tượng đài bất tử về người lính vô danh một thời đánh giặc không thể nào quên. Vẻ đẹp vừa phảng phất vẻ đẹp của tráng sĩ xưa, vừa mang lí tưởng của thời đại Hồ Chí Minh.
_Khẳng định nét tài hoa của Quang Dũng và sức sống bền bỉ của bài thơ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Thi giữa kì_Đề 5 (có lời giải chi tiết)