Cảm nhận của anh ( chị ) về hình ảnh người lính l...
Câu hỏi: Cảm nhận của anh ( chị ) về hình ảnh người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. (4 điểm)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích , tổng hợp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung:
- Phạm Tiến Duật là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. “ Lửa đèn”, “ Trương Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, “ Gửi em- cô thanh niên xung phong” …là những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ- chiến sĩ này. Một giọng thơ trẻ trung, hào hùng, hồn nhiên, phơi phới in đậm trong nhiều bài thơ.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật sáng tác vào năm 1969 trên con đường chiến lược Trường Sơn, in trong tập “ Vầng trăng quầng lửa”.
2. Phân tích, chứng minh:
- Tư thế ung dung, hiên ngang đường hoàng: tinh thần dũng cảm, coi thường hiểm nguy:
+ Trước hết là tư thế hiên ngang. Tu thế ngồi lái ung dung tuyệt đẹp, thong thả, khoan thai. Những cái nhìn khoáng đạt, nhìn thấp, nhìn thẳng, nhìn cao, nhìn xa, dũng mãnh, hiên ngang.
+ Thái độ bất chấp gian khổ, tinh thần dũng cảm: những chiếc xe không kính đang vượt qua mưa bom bão đạn, đi qua mọi địa hình, tất cả là “ không có”, đi liền nhau bằng nốt nhấn “ bom giật, bom rung” biểu lộ chất lính trong cách nói phóng túng, tự do, hồn nhiên.
+ Nói về những khó khăn, thử thách bằng những từ ngữ giàu sức gợi tả và biểu cảm. Nổi bật tư thế hiên ngang, tinh thần coi thường gian khó, lạc quan của những người lính lái xe.
- Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, tình đồng chí, đồng đội vô cùng sâu sắc:
+ Hình ảnh người lính tinh nghịch: phì phèo, cười ha ha…Chữ “ ừ” như lời thách thức, táo bạo , một chấp nhận đầy chủ động của người lái xe. Một kiểu hút thuốc rất lính, một nụ cười yêu đời, hồn nhiên, ha ha cất lên từ gương mặt lấm khi đồng đội nhìn nhau.Ngôn ngữ dân dã,đời thương, pha sự dí dỏm.
+ Tình đồng chí, đồng đội được hình thành cũng đặc biệt: Chung bát đũa nghĩa là gia đình ấy
+ Tình đồng chí tiếp thêm sức mạnh cho người lính.
- Ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt thân yêu:
Lời thơ mang tính chất khẳng định mục tiêu chiến đấu rõ ràng:
- Những dòng thơ cuối vẫn tiếp tục miêu tả hiện thực ác liệt của cuộc chiến tranh thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Phép liệt kê, điệp từ “ không” được nhắc lại nhiều lần tô đậm hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn. Các dấu phẩy liên tiếp trong hai dòng thơ đầu như muốn miêu tả những khúc cua vòng khúc khuỷu, gập ghềnh con đường ra trận. Hai câu cuối sử dụng nghệ thuât tương phản khăc họa hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang bất chấp gian khổ quyết tâm giải phóng miền Nam. Câu thơ cuối là câu hay nhất làm sáng chủ đề bài thơ, hình ảnh hoán dụ “trái tim” con người sẽ làm nên chiến thắng.
3. Đánh giá chung:
- Với lời nói mộc mạc, bình dị với ngôn ngữ thường ngày đậm chất văn xuôi, giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, trẻ trung, nghệ thuật đối lập sử dụng rất thành công. Khai thác chất liệu hiện thực của chiến tranh để rồi đưa và thơ những hình tượng độc đáo, giàu ý nghĩa.
- Bài thơ là bức tượng đài nghệ thuật về người lính lái xe thời chống Mĩ. Đó là những con người sôi nổi, trẻ trung, có tư thế hiên ngang, bất khuất, tinh thần dũng cảm, niềm lạc quan phơi phới. Họ vượt lên sự ác liệt của chiến tranh để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD& ĐT Kiên Giang - năm 2016 - 2017