(3,0 điểm) Trong mấy năm trở lại đây xảy ra thực t...
Câu hỏi: (3,0 điểm) Trong mấy năm trở lại đây xảy ra thực trạng học sinh lười và chán học môn Lịch sử nên dẫn đến điểm kém trong các kì thi Quốc gia.Anh/chị hãy viết bài văn ngắn bàn về thực trạng trên?
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
I. Đặt vấn đề: 0,5 điểm
- Lịch sử là bộ môn có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Nó không chỉ giúp người học nắm được quá trình ra đời, phát triển, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn khơi dậy ở họ niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đối với đất nước.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng chán học Lịch sử ở học sinh các cấp ngày càng phổ biến và đã ở mức báo động.
II. Giải quyết vấn đề: 2,0 điểm
1. Thực trạng: 0,5 điểm
- Tình trạng học sinh lười và chán học môn Lịch sử nên dẫn đến điểm kém trong các kì thi Quốc gia diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong những năm gần đây.
- Dẫn chứng:
Trong kì thi tốt nghiệp THPT 2014 Trường THPT Lương Thế Vinh (0% chọn lịch sử); Trường THPT Cầu Giấy (1.7%); Trường THPT Hồ Tùng Mậu (chỉ có 1 em chọn lịch sử)… Đây cũng là bức tranh chung u ám của nhiều trường trên toàn quốc.
2. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa nhận thứ0,5 điểmc đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của môn Lịch sử nên có thái độ coi nhẹ, thờ ơ với bộ môn.
- Nguyên nhân từ bản thân môn học:
+ Học và thi các môn tự nhiên khả năng được điểm cao hơn các môn xã hội nói chung, lịch sử nói riêng.
+ Thi đại học môn Lịch sử ít có cơ hôi chọn trường, chọn ngành hơn.
- Sự lên ngôi của các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nghệ ở bậc đại học trong những năm qua góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
- Nội dung lịch sử hiện nay còn khô khan, khó tiếp thu, thiếu sự cập nhật và thiếu thực tiễn khiến người học có tâm lý chán nản. Người học ngại học, không dám học, thường kết quả kiểm tra kém.
- Phương pháp dạy chưa hợp lý: Được giảng dạy với phương pháp cũ: “thầy đọc trò ghi, học thuộc lòng”, phải nhớ nhiều sự kện, ngày tháng… khiến học sinh không hứng thú học.
3. Hậu quả: 0,5 điểm
- Điểm kém trong các kì thi.
- Không hiểu biết về lịch sử truyền thống, cội nguồn của dân tộc. Kéo theo đó những đạo lí như “uống nước nhớ nguồn” và những nét đẹp văn hóa truyền thống cũng dần bị mai một…
4. Giải pháp: 0,5 điểm
- Nâng cao nhận thức cho học sinh về tầm quan trọng của môn Lịch sử, tránh lối suy nghĩ đây là môn phụ, tránh tư tưởng coi nhẹ, học lệch.
- Đối mới phương pháp dạy và học để học sinh có hứng thú, dễ dàng tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức nhiều các cuộc thi tìm hiểu Lịch sử, có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những học sinh học tập tốt và đạt giải cao trong các kì thi môn Lịch sử…
III. Kết thúc vấn đề: 0,5 điểm
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Cẩn coi trọng, tích cực, chăm chỉ học tập, mở rộng và bồi dưỡng kiến thức Lịch sử.
- Liên hệ bản thân.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Ngữ văn Trường THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc 2014.2015