Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao tron...
Câu hỏi: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
-Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
-Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
1.Đặt vấn đề:
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao.
2.Giải quyết vấn đề:
*Vẻ đẹp tài hoa (1,5 điểm)
-Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945
-Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm…”
-Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời”
-Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao.
-Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người…
*Vẻ đẹp hiên ngang, bất khuất (1,25 điểm)
-Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước.
-Khi vào nhà lao, Huấn Cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúc mũi gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục…)
=>Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy nhiên chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
*Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng (1,25 điểm)
-Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn Cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ
-Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp.
-Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng quản ngục những lời khuyên quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối.
=> Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệ mật thiết giữa cái Tài và cái Tâm.
*Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: tạo dựng tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạo hình…
3.Kết thúc vấn đề:
-Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK1 môn Ngữ Văn trường THPT Yên Lạc 2 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Năm học 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)