Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (t...
Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
v Yêu cầu hình thức
-Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
-Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
v Yêu cầu nội dung
Giới thiệu tác giả, tác phẩm-Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của ông thường xoay quanh hai đề tài chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.
-Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày, tác giả đặt lại tên là Chí Phèo. Chí Phèo thuộc thể loại truyện ngắn nhưng có dung lượng của tiểu thuyết. Tác phẩm này đã đưa Nam Cao Lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Giới thiệu nhân vật-Xuất thân: là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, được anh đi thả ống lươn nhặt được, mang về cho một bà góa mù, bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng.
> Mồ côi, bị trao qua đổi lại, lớn lên trong sự cưu mang của cộng đồng.
-Khi lớn lên (20 tuổi): Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến, lành như đất -> lương thiện đích thực:
+ Cày cấy thuê để kiếm sống.
+ Khi bị bà ba gọi vào bóp chân, Chí chỉ thấy nhục -> có lòng tự trọng.
+ Mơ ước về mái ấm hạnh phúc, giản dị: chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải…
=> Là một người lương thiện.
-Sau đó, bị nhà tù thực dân nhào nặn, Chí trở thành con người khác hẳn – dị dạng về hình hài, không còn ý thức về phẩm giá con người.
-Chí trở thành tay sai, thành công cụ của Bá Kiến, Chí trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật nàya.Sự hồi sinh
* Nguyên nhân:
(+) Chí Phèo tỉnh rượu:
-Chí Phèo bị cảm lạnh, nôn mửa -> tỉnh.
-Chí nhận thức được cuộc sống xunh quanh:
+ Ánh sáng: mặt trời chắc đã lên cao và nắng chắc đã rực rỡ.
+ Âm thanh: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng những người đàn bà đi chợ bán vải về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.
-Nhận thức về bản thân:
+ Nhớ về quá khứ tươi đẹp.
* Biểu hiện của sự hồi sinh:
(+) Thức tỉnh tính người qua giọt nước mắt:
-Khi đón nhận bát cháo hành và những cử chỉ săn sóc của Thị Nở, Chí Phèo bâng khuâng.
-Ngạc nhiên và cảm động (“mắt ươn ướt”) vì đây là lần đầu tiên được đàn bà cho, đây là lần đầu tiên Chí Phèo được ăn cháo, lần đầu được săn sóc bởi bàn tay đàn bà.
(+) Thức tỉnh tình người – biểu hiện cao nhất là tình yêu:
-Thấy Thị Nở có duyên -> bản chất của tình yêu.
-Khao khát chung sống với Thị Nở -> đích đến của tình yêu chân chính.
-Không còn kinh rượu nữa nhưng cố uống cho thật ít; trở nên hiền lành đến khó tin.
-> Sức mạnh cảm hóa của tình yêu.
(+) Thức tỉnh khát vọng người:
-Khát vọng hoàn lương -> Thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn.
b.Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện:
* Nguyên nhân:
-Trực tiếp: Do bà cô Thị Nở.
-Gián tiếp: Định kiến của làng Vũ Đại.
* Diễn biến tâm trạng:
(+) Đau đớn và tuyệt vọng khi khát vọng bị dập tắt:
-Khi Thị Nở đến và trút hết vào mặt hắn tất cả những lời của bà cô, Chí Phèo cười -> nghĩa ngợi một tí rồi hình như hiểu -> ngẩn người -> ngẩn mặt không nói gì.
-Khi Thị Nở bỏ về, Chí Phèo đứng lên gọi lại -> chạy đuổi theo, nắm lấy tay.
-Khi Thị Nở gạt ra, tiện tay giúi thêm cho một cái, Chí kêu làng, ăn vạ -> tuyệt vọn, đau khổ -> phẫn uất.
-Muốn thực hiện hành động tội ác -> uống thật nhiều -> càng uống càng tỉnh -> buồn, thấy thoang thoảng hơi cháo hành -> ôm mặt khóc rưng rức.
(+) Nhận diện và trừng trị kẻ thù:
-Trong nỗi đau tột cùng, Chí Phèo xách dao đi với ý định đâm chết cả nhà Thị Nở nhưng rồi không đến nhà Thị Nở mà lại đến nhà Bá Kiến. Vì:
+ Chí Phèo đang say.
+ Chí Phèo quen chân.
+ Chí Phèo mơ hồ nhận ra kẻ thù đích thực, nhận ra nguyễn nhân gốc rễ đẩy mình vào bi kịch không phải cô cháu Thị Nở mà là Bá Kiến.
-Chí Phèo đến khi Bá Kiến đang ghen -> cả giận mất khôn.
(+) Tự hủy hoại mạng sống của chính mình:
-Chí Phèo có hai lựa chọn:
+ Sống:
Là người lương thiện: xã hội làng Vũ Đại không chấp nhận Chí -> không được.
Làm quỷ dữ -> không thể vì con quỷ dữ chỉ tồn tại khi có Bá Kiến giật dây; hơn hết là Chí Phèo không muốn.
+ Chết: được chết cái chết của người lương thiện.
-> Chỉ có một lựa chọn duy nhất là cái chết.
=> Lên án, tố cáo xã hội đương thời một cách sâu sắc, đanh thép.
+ Quay về với thực tại: số 0 tròn trĩnh (không vợ con, không tài sản…), số âm(nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời)
+ Nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau, cô độc.
(+) Cuộc gặp gỡ với Thị Nở:
-Thị Nở: xấu, dở hơi, nghèo.
-Bối cảnh gặp gỡ:
+ Thị Nở: dở hơi, đi ra sông lấy nước qua nhà Chí Phèo, mệt -> ngồi ở vườn chuối nhà Chí Phèo ngủ.
+ Chí Phèo: trên đường từ nhà Tự Lãng về Chí thấy ngứa ngáy nên ra sông tắm -> nhì thấy Thị Nở.
-Đón nhận sự quan tâm, chăm sóc ân cần, chu đáo:
+ Thị Nở dìu Chí Phèo vào lều, đặt Chí Phèo lên chõng, nhặt nhạnh những manh chiếu rách đắp lên người cho Chí Phèo cho khỏi lạnh.
+ Nấu nồi cháo hành mang cho Chí Phèo.
+ Vượt ra khỏi định kiến, đến ở với Chí Phèo năm ngày chẵn.
-> Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Chí Phèo hồi sinh.
Tổng hợp đánh giá:* Đặc sắc nghệ thuật làm nên sức hấp dẫn của nhân vật:
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật: có cả những nét riêng và nét chung.
+ Chú ý phân tích diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên, hợp lí, hấp dẫn.
-Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: kịch tính, biến hóa.
-Nghệ thuật trần thuật: không kể theo trình tự thời gian.
* Giá trị nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:
-Giá trị hiện thực:
Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo tác giả đã khái quát lên một hiện tượng ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: một bộ phận người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cuối cùng bị đẩy đến cái chết không lối thoát -> phơi bày hiện thực xã hội.
-Giá trị nhân đạo:
+ Phát hiện, khẳng định, ca ngợi thiên tính tốt đẹp tiềm tàng và có sức sống bền bỉ trong mỗi con người. -> Kêu gọi người đọc tin tưởng vào bản chất người tốt đẹp trong mỗi con người và có trách nhiệm tìm kiếm, đánh thức tính người trong mỗi con người dù cho có lúc nó bị che khuất.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi HK 1 môn Ngữ Văn trường THPT Ngô Lê Tân - Sở GD&ĐT Bình Định - Năm học 2017 - 2018 (có lời giải chi tiết)