( 4 điểm)Cảm nhận về vẻ đẹp của đ...
Câu hỏi: ( 4 điểm)Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:“Con sông dưới lòng sâuCon sông trên mặt nướcÔi con sông nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn khócDẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương namNơi nào em cũng nghĩHướng về anh – một phương”( Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Dẫn theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) - một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ nữ thời chống Mĩ. Con đường thơ của chị gần một phần tư thế kỉ, khá phong phú về số lượng và tươi rói chất hiện thực đời sống. Thơ chị thấm đượm tình người và thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Sóng: một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ ca VN hiện đại nói chung.
- Đoạn trích: Khổ 5,6 của bài. Mượn hình ảnh sóng, Xuân Quỳnh đã bộc bạch nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu -> vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
2/ Cảm nhận:
a/ Khái quát chung:
- Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng cao cả và huyền diệu nhất của con người, nhất là tình yêu ở trái tim người phụ nữ. Bằng hình tượng độc đáo, nhịp thơ, ngôn ngữ thơ đặc sắc, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả được một cách tinh tế và duyên dáng tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.
- “Sóng” là nhan đề của bài thơ và cũng là hình tượng chủ đạo xuyên suốt cả bài. Sóng và em là 2 hình tượng đc miêu tả song song, khi tách rời, khi hòa quyện, đan xen, nhập vào làm một. Đó là một hình tượng ẩn dụ mang tính chất biểu tượng, biểu tượng cho trái tim người phụ nữ đang yêu.
b/ Phân tích:
b.1: Khổ 5: Khổ thơ đặc biệt nhất trong bài: có 6 câu thơ.
* 4 câu đầu: Hình tượng sóng trong không gian và thời gian.
- Không gian: lòng sâu, mặt nước
- Thời gian: ngày - đêm.
- Trạng thái: “nhớ bờ” “không ngủ được”
-> Tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ. Càng yêu nồng nàn, đắm say, thì càng nhớ da diết cháy bỏng. Đó là hai mặt của tình yêu, giống như 2 mặt của 1 tờ giấy.
=> Trong bài thơ này, nỗi nhớ niềm thương của người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật cảm động và đầy nghệ thuật. Bằng phép ẩn dụ nhân hóa, các cặp từ đối lập “trên – dưới”, “ngày – đêm” và điệp từ “con sóng” láy lại 3 lần => Nỗi nhớ như bao trùm cả không gian bao la. Nó chiếm cả tầng sâu, bề mặt của tâm hồn. Và nó khắc khoải da diết trong mọi thời gian. Ta cảm nhận được tình yêu cồn cào, mãnh liệt, say đắm của sóng với bờ.
* 2 câu sau:
- Nỗi nhớ đầy ắp, tràn ngập không gian, thời gian nhưng dường như chỉ nói bằng 4 câu thơ là không đủ. Nhà thơ tiếp tục bộc lộ nỗi nhớ của mình bằng 2 câu thơ sau:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Hai câu thơ đã diễn tả được một cách thật xúc động và chân thực cõi lòng của người phụ nữ đang yêu bằng một tình yêu thật trong sáng và mãnh liệt. “Em” nhớ “anh” từ cõi thực đến cõi mơ. Cái thức trong giấc mơ mới là tình cảm thật nhất, sâu sắc nhất của cõi lòng.
- Nhưng ở đây, “thức” không chỉ vì nỗi nhớ mà với 1 ng phụ nữ nhiều trải nghiệm, đã từng, mất mát, đổ vỡ trong tình yêu như XQ thì dường như trong cái thức ấy còn chất chứa cả những lo âu, thấp thỏm. Nỗi lo ấy hơn 1 lần ta bắt gặp trong thơ XQ:
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi
Niềm đau đớn tưởng như vô tận
Bỗng có ngày thay thế một niềm vui
Hay:
“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay”
=> Qua những cung bậc cảm xúc đó, ta cảm nhận đc tình yêu chân thành, cháy bỏng của nhà thơ.
b.2: Khổ 6: Khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt
* 2 câu đầu:
- Danh từ chỉ hướng trong không gian: Nam – Bắc -> sự xa xôi, cách trở.
- Cách nói rất lạ “xuôi Bắc – ngược Nam”: gợi sự gian truân, vất vả, hé mở những éo le, ngang trái, trắc trở có thể tiềm ẩn trong cuộc đời, trong tình yêu.
- Điệp cấu trúc: khiến tất cả những xa xôi, khó khăn, trắc trở ấy dường như nhân lên.
- Điệp từ “dẫu”: thường mở đầu câu ghép chính phụ với 2 vế tương phản. Dẫu khó khăn….thì e vẫn …. => bản lĩnh mạnh mẽ, cứng cỏi của ng phụ nữ.
* 2 câu sau:
- Khẳng định chắc nịch trái tim thủy chung, son sắt. Tình yêu ấy đã làm nên sự sáng tạo ngôn từ: “phương anh”.
- Nếu những câu trên tô đậm nỗi nhớ -> “nghĩ”, tức là cảm xúc -> suy tư. “Anh” đã trở thành một ám ảnh trong em.
=> Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN trong tình yêu. Sự chung thủy, bản lĩnh mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường chính là sức mạnh để tình yêu có thể vượt qua mọi trắc trở, đến bến bờ hạnh phúc.
c/ Tiểu kết:
Kết cấu song hành giữa “sóng” và “em”, thể thơ năm chữ, các sử dụng từ ngữ sáng tạo, giàu sức gợi, nhịp thơ cuộn trào trong khổ 5 => thể hiện sinh động và chân thực những cảm xúc trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
3/ Đánh giá:
- Vẻ đẹp hồn thơ Xuân Quỳnh.
- Sức sống mãnh liệt của bài thơ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương - lần 1