(5,0 điểm)Cảm nhận của e...
Câu hỏi: (5,0 điểm)Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:Ngày xuân con én đưa thoi,Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.Cỏ non xanh tận chân trời,Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.Thanh minh trong tiết tháng ba,Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.Gần xa nô nức yến anh,Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.Dập dìu tài tử giai nhân,Ngựa xe như nước áo quần như nêm.Ngổn ngang gò đống kéo lên,Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013, Tr.84-85)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết:
1/ Giới thiệu chung:
- Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông là tác giả của "Truyện Kiều" - một đỉnh cao của ngôn ngữ thơ ca dân tộc.
- "Truyện Kiều" mượn cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc. Tác phẩm cho thấy tư tưởng nhân đạo sâu sắc và tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc tả cảnh, tả tình.
- Đoạn trên nằm trong "Cảnh ngày xuân" thuộc phần một của tác phẩm "Gặp gỡ và đính ước", tái hiện bức tranh thiên nhiên, lễ hội ngày xuân vô cùng tươi đẹp, trong sáng.
2/ Cảm nhận về đoạn trích:
a/ Khung cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu)
* Hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp.
- Hình ảnh “con én đưa thoi”: tả cảnh những cánh én bay liệng đầy trời rộn ràng như thoi đưa - vốn là hình ảnh đẹp quen thuộc của mùa xuân. Nó gợi sự trôi chảy của thời gian, gợi không gian cao rộng của bầu trời và hông khí ấm áp của mùa xuân.
- Câu thơ “thiều quang…”: ánh sáng đẹp của ngày xuân, gợi một không gian tràn đầy nắng ấm song cũng chất chữa sự nuối tiếc của chị em Thúy Kiều vì mùa xuân tươi đẹp đang trôi qua nhanh.
=> Hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi ngọt ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi, xao xuyến, tiếc nuối.
* Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
- Hình ảnh “cỏ non…” tái hiện một không gian tràn đầy sắc xanh non của cỏ mùa xuân, gợi sự tươi no và sức sống dạt dào của mùa xuân.
- “Cành lê trắng điểm”: cách nói đảo ngữ tô đậm sắc trắng của đóa hoa lê.
=> Hai câu thơ như hai nét vẽ mềm mại, tinh tế, gợi một không gian trong trẻo, tinh khôi, tràn trề nhựa sống.
=> Với bút pháp chấm phá tài tình, tác giả đã rất thành công khi phác họa một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi đẹp => Thế giới tâm hồn tràn đầy niềm tươi vui, phấn chấn và có chút tiếc nuối của chị em Thúy Kiều.
b/ Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh (8 câu tiếp):
- Nghệ thuật tiểu đối cùng việc tách từ “lễ hội” ra làm đôi -> giúp Nguyễn Du miêu tả hai hoạt động cùng diễn ra trong ngày hội xuân: lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
- Buổi lễ hội tưng bừng tấp nập:
+ Kết hợp giữa các từ ghép hai âm tiết: “gần xa”, “yến anh”, “chị em”…cùng các từ láy “sắm sửa”, “nô nức”, “dập dìu”… -> tâm trạng náo nức, tươi vui, sự rộn ràng trong lòng người chơi xuân.
+ Biện pháp ẩn dụ: “nô nức yến anh” : Một mặt gợi hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân. Mặt khác: gợi những xôn xao trong cuộc chuyện trò, gặp gỡ; những háo hức, tình tứ của những đôi lứa uyên ương.
+ Biện pháp so sánh: “ngựa xe…”: tái hiện sự đông đúc, từng đoàn người chen vai thích cánh đi chơi xuân chật như nêm -> nhằm tái hiện niềm vui ngày hội đang lan tỏa, bao trùm lên khắp nhân gian.
- Khoảng lặng:
+ Giây phút con người trong tuổi trẻ và mùa xuân thăm viếng, sửa sang quét tước phần mộ người thân, rắc vàng vó, đốt tiền giấy cho họ.
+ Gợi một truyền thống đẹp trong đạo lí của dân tộc: uống ước nhớ nguồn và gợi lối sống ân tình, trân trọng, biết ơn quá khứ.
=> Qua 8 câu thơ, Nguyễn Du đã khắc họa thành công một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Phải chăng đây là môt dụng ý nghệ thuật sâu sắc của tác giả. Ông đã mượn một ngày hội lớn của mùa xuân để miêu tả một cuộc gặp gỡ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời Thúy Kiều. Từ đó ta có thể thấy tâm điểm của bức tranh lễ hội này là con người trong hiện tại, mùa xuân, tuổi trẻ.
3/ Đánh giá:
- Nội dung: Đoạn trích đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động, tươi đẹp, hài hòa. Đồng thời nhà thơ đã biến khung cảnh thiên nhiên ấy thành một phương tiện để khám phá thế giới nội tâm nhân vật - những con người trẻ trung, yêu đời, tràn đầy sức sống.
- Nghệ thuật:
+ Tài nghệ sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du. Đặc biệt ông đã sử dụng rất thành công hệ thống từ láy rất giàu gía trị biểu cảm.
+ Biện pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện.
+ Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bắc Giang - năm 2015