4,0 điểmCảm nhận của em về hai khổ thơ sau :" Đất...
Câu hỏi: 4,0 điểmCảm nhận của em về hai khổ thơ sau :" Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến. "( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, SGK Ngữ văn lớp 9 , tập hai, NXB Giáo dục )
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hơp
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung::
- Tác giả Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: “ Mồ anh hoa nở”, “ Những đồng chí trung kiên”, “ Mùa xuân nho nhỏ”..
- Tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác vào năm 1980 trong khung cảnh hòa bình, xây dựng đất nước. Nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, trước lúc qua đời.
- Khổ thơ trên thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về đất nước lịch sử và thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn góp sức mình vào cống hiến cho mùa xuân của đất nước.
2. Phân tích, chứng minh:
- 4 câu thơ “Đất nước..phía trước”:
+ “ Đất nước bốn ngàn năm” là chặng đường lịch sử đầy gian nan vất vả của dân tộc ta theo quá trình lịch sử. Câu thơ chan chứa nièm tự hào về dân tộc kiên cường, bất khuất, vượt qua nhiều khó khăn để có được cuộc sống như ngày hôm nay.
+ Từ láy được sử dụng: “ vất vả”, “gian lao” diễn tả quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta trong suốt chiều dài . Tiếp nối truyền thống ấy tất cả đang hối hả, đang náo nức góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
+ “ Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sánh rất độc đáo đặc sắc giàu ý nghĩa biểu tượng. So sánh đất nước như vì sao – tất cả đang phát triển, tỏa sáng rực rỡ , tràn đầy hi vọng. Niềm tự hào của nhà thơ về hành trình đi lên của đất nước để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, khó khăn, xây dựng Tổ quốc Việt Nam.
+ Với cách sử dụng thể thơ năm chữ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thành công, lời thơ trong sáng, truyền cảm và giàu hình tượng, phép đối, điệp từ, so sánh và nhân hóa được sử dụng một cách điêu luyện diễn tả cảm hứng yêu nưóc, tự hào của nhà thơ, tạo nên những vần thơ có nhạc điệu tha thiết dạt dào.
- 4 câu thơ: “ Ta làm con chim hót…xao xuyến”:
+ Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy nghĩ, khát vọng ,được muốn góp sức lực của mình vào công cuộc xây dựng đất nước.
+ Mở đầu là cách sử dụng điệp từ “ta”: ở đây, dường như nhà thơ không chỉ nói với chính mình, mà còn muốn nhằm gửi gắm với mọi người
+ Phép liệt kê được sử dụng, tác giả ước muốn làm con chim hót, làm cành hoa, để điểm tô cho cuộc đời.
+ Làm con chim hót để cất lên bản tình ca gọi mùa xuân về, ca ngợi cuộc sống mùa xuân vui tươi ấm áp, đem lại niềm vui cho mọi người.
+ Làm nhành hoa để dâng sắc hương tỏa cho cuộc sống , làm đẹp cho cuộc đời.
+ Làm một nốt trầm trong bản hòa ca để làm xao xuyến lòng người.
+ Tác giả ước muốn làm những điều nhỏ bé, thầm lặng, góp vui cho cuộc sống, cho đời. Đây là ước nguyện cao quý, đáng kính, học tập thể hiện quan niệm nhân sinh của Thanh Hải. Đó là ước nguyện được “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình của nhà thơ”. Quan niệm sống tích cưc, cần thiết đối với mỗi cá nhân.
+ Với cách sử dụng câu thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt sáng tạo giúp thể hiện ước nguyện thiêng liêng được góp sức mình vào sự phát triển của đất nước.
- Cả hai khổ thơ trên là kết tinh tư tưởng chủ đạo của bài thơ, kết tinh tư tưởng nhân sinh của Thanh Hải.
3. Đánh giá chung:
- Hai khổ thơ trên giản dị, ngắn gọn, chân thành trong cảm xúc, nó đậm đà ý vị triết lí sâu sắc.
Thanh Hải đã giúp người đọc hiểu được một nhân cách sống, bản lĩnh sống, một tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, với con người, một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến được hóa thân vào mùa xuân của đất nước.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi vào 10 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bình Thuận - năm 2016 - 2017