(4,0 điểm) Về truyện ngắn
Câu hỏi: (4,0 điểm) Về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân, đã có nhận xét: “Dù cuộc sống có bi thảm đến đâu thì con người vẫn giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc và hi vọng vào tương lai.”Bằng hiểu biết về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015), anh/chị hãy chia sẻ ý kiến về nhận xét trên.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
- Kim Lân - người "một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn". Có ý kiến cho rằng nếu chọn ra 10 cây bút tiêu biểu nhất của văn học hiện đại Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám thì không có ông nhưng nếu chọn ra 10 truyện ngắn hay nhất thì Kim Lân có đến 2 tác phẩm là "Làng" và "Vợ nhặt". Trong đó, "Vợ nhặt" là một câu chuyện đầy ám ảnh.
- "Vợ nhặt" là tác phẩm thể hiện đậm nét tình người và khát vọng sống mãnh liệt của con người trong những năm đói kém, bần cùng nhất của xã hội Việt Nam.
- Vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm làm nổi bật nhận định “Dù cuộc sống có bi thảm đến đâu thì con người vẫn giàu yêu thương, khao khát hành phúc và hi vọng vào tương lai.”
2. Giải thích ý kiến:
- Ý kiến nêu ra bối cảnh của câu chuyện: con người bị đẩy vào cuộc sống bi thảm, bế tắc -> khẳng định giá trị hiện thực của tác phẩm.
- "Con người vẫn giàu yêu thương, khao khát hành phúc và hi vọng vào tương lai" -> một thông điệp sống tích cực, một biểu hiện đẹp đẽ của giá trị nhân đạo.
=> Truyện có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
3. Phân tích, chứng minh:
a. Bức tranh cuộc sống bi thảm:
- Cái bi thảm toát ra ngay từ nhan đề tác phẩm. Nhan đề lạ đã nói lên đầy đủ cảnh ngộ, số phận của nhân vật.
- Cái đói, cái chết bủa vây. Bức tranh hiện thực với màu sắc ảm đạm và hình ảnh thê lương hiện lên là một ám ảnh với người đọc.
+ Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
+ Người chết như ngả rạ
+ Không buổi sáng nào đi chợ, đi ra đồng không gặp vài ba cái thây nằm còng queo bên đường.
+ Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.
- Tràng, người dân ngụ cư, nghèo khổ, lại xấu xí: hai con mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cai lưng to rộng như lưng gấu… à Không lấy được vợ. Trong nạn đói, lại càng không thể lấy vợ.
=> Bức tranh về xóm ngụ cư nghèo trong nạn đói đã khắc họa một cuộc sống thê lương, đau khổ của người dân. Cái đói, cái chết bủa vây, rình rập khắp nơi. Cuộc sống vì thế trở nên rất mong manh. Và thực tế trong lịch sử, nạn đói ấy làm dân ta chết hơn hai triệu người. Hậu quả tàn khốc!
--> Khắc họa một cuộc sống bi thương như thế, tác giả tố cáo mạnh mẽ Thực dân Pháp, phát xít Nhật đẩy dân ta vào tình cảnh khốn cùng.
b. Con người vẫn giàu lòng yêu thương, khao khát hạnh phúc và hi vọng vào tương lai:
* Con người giàu lòng yêu thương:
- Lời hát trêu đùa của anh cu Tràng thể hiện khát khao được yêu thương, được có một người vợ chia ngọt sẻ bùi.
- Qua một lời bông đùa mà Tràng có người theo về làm vợ. Thoáng trong một chốc anh đã lo lắng, nhưng sau thì hắn tặc lưỡi một cái “Chậc. Kệ!”. Đó không phải cái tặc lưỡi cho qua mà là một thái dộ chấp nhận, chấp nhận cùng Thị vun vén cho hạnh phúc, cùng yêu thương để vượt qua tao đoạn này.
- Lẽ thường người ta sẽ không trân trọng những gì dễ đạt được, như anh cu Tràng chỉ cần bốn cái bánh đúc đã đủ sính lễ rước nàng về dinh. Anh ta hoàn toàn có quyền khinh miệt người đàn bà ấy, nhưng ngược lại, anh rất quan tâm: mua cho Thị một cái thúng con, quan tâm tới từng cảm nhận của chị trên quãng đường về…
- Bà cụ Tứ “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. “Mừng lòng” khác “vui lòng”. Trong hai chữ ấy nói lên tất cả hạnh phúc của người mẹ với con mình và cho cả đứa con dâu.
=> Trong đau khổ, đói khát, người ta không bỏ mặc nhau mà dựa vào nhau, nương tựa cùng nhau vượt qua.
* Khát khao hạnh phúc:
- Hạnh phúc là khái niệm trừu tượng, mỗi người có một cảm nhận khác nhau. Với những người nghèo trong nạn đói, hạnh phúc dường như ngoài tầm tay với nhưng họ luôn khát khao hạnh phúc.
- Thể hiện qua hình ảnh Thị: không phải là người đàn bà chao chát, chỏng lỏn mà người phụ nữ ấy vẫn đầy đủ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Thị hi vọng một cuộc sống hạnh phúc khi về cùng Tràng. Nhìn thấy khung cảnh ngôi nhà, Thị nén một tiếng thở dài. Tiếng thở dài ấy giấu đi để chấp nhận cùng anh chồng mới gây dựng hạnh phúc. Dẫu sao thì có vợ co chồng vẫn hơn bơ vơ nơi đầu đường xó chợ. Chị vun vén cho hạnh phúc: sáng hô sau dậy múc nước, quét sân. Cuộc sống gia đình chỉ cần như vậy đã đủ bình yên.
- Qua nhân vật Tràng: Buổi sáng sau đầu tiên sau khi có vợ, khát khao về một mái nhà hạnh phúc càng mãnh liệt trong Tràng: “Tràng bỗng thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lung. Hắn sẽ có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng.
- Qua nhân vật bà cụ Tứ: bà cũng dậy sớm cùng con dâu dọn dẹp nhà cửa, nấu bữa ăn sáng đong đầy niềm vui và tình yêu thương.
* Niềm tin vào tương lai:
- Bà cụ Tứ toàn nói chuyện tương lai. “Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng thì tiện quá. Này ngoảng đi ngoảnh lại chả có ngay đàn gà cho mà xem. Tin rằng ai giàu ba họ, ai khó ba đời…
=> Niềm tin cho con người sức mạnh, sức mạnh để bám víu vào cuộc đời vẫn đang đầy đói khát khổ đau này, đê hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
- Tương lai đó là ánh sáng cách mạng khi Tràng chợt thấy hình ảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, đằng trước là lá cờ đỏ.
“Sự sống nảy mầm từ cái chết. Hạnh phúc nảy mầm từ những gian khổ, hi sinh. Trên đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giớii, điều quan trọng là ta có biết vượt qua những ranh giới đó không?” (Nguyễn Khải). Câu chuyện làm ánh lên những hi vọng chứa chan, thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả dành cho con người.
=> Tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.
3. Đánh giá:
- Ý kiên trên hoàn toàn đúng đắn, đã khái quát được toàn bộ giá trị của tác phẩm.
- Qua đó ta thấy ở nhà văn Kim Lân tình yêu thương, trân trọng con người sâu sắc; tài năng xây dựng tình huống đặc sắc, cảm động.
- Rút ra bài học về cách nhìn nhận và vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2016 - Sở GD&ĐT Nam Định