“Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Cảm nhận củ...
Câu hỏi: “Thơ là tiếng lòng” (Tố Hữu). Cảm nhận của em về tiếng lòng của Thanh Hải qua đoạn thơ sau trong bài: Mùa xuân nho nhỏ:Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc Mùa xuân – ta xin hátCâu Nam ai, Nam bìnhNước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tìnhNhịp phách tiền đất Huế.(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
1. Giới thiệu chung
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn thơ được trích:
- Thanh Hải (1930 -1980) tên thật Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế.
- Là một trong những cây bút lớn gây dựng văn hóa cách mạng ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Phong cách: nhẹ nhàng, tha thiết, đậm chất trữ tình.
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 11-1980 một tháng trước khi nhà thơ qua đời.
- Tác phẩm thể hiện tình yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành, đẹp đẽ của tác giả, muốn được sống có ích, hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời chung, góp một mùa xuân nhỏ nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Giới thiệu nhận định: Thơ là tiếng nói tình cảm, là “tiếng lòng” của người làm thơ. “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng của Thanh Hải gửi lại cuộc đời trước lúc đi xa. Bài thơ được viết vào tháng 11- 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Đó là tiếng nói bộc lộ tình cảm mến yêu, gắn bó thiết tha với cuộc đời, với quê hương, đất nước. Đoạn thơ là ước nguyện chân thành, là lời tâm niệm thể hiện tiếng lòng ấy của tác giả.
2. Phân tích.
- Giải thích ý kiến của Tố Hữu: Tiếng lòng ở đây được hiểu là tiếng nói của tâm hồn, là cảm xúc. Tố Hữu đã đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của tình cảm.
“Tiếng lòng” của Thanh Hải qua đoạn thơ:
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.
ð Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.
- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mười
Dù là khi tóc bạc.
+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hỉnh ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
ð Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
ð Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.
- Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.
+ Tiếng lòng yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: Tác giả xin cất lên câu Nam ai, Nam bình của quê hương xứ Huế để hát về “nước non ngàn dặm”, hát lên khát vọng và tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng, sự gắn bó với vẻ đẹp tâm hồn của quê hương xứ sở, gắn bó với đất nước. Đồng thời tác giả cũng thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời.
- Nghệ thuật:
+ Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng. Sự chuyển đổi cách xưng hô (ở đầu bài thơ là “tôi”, ở đoạn thơ này là “ta”)
+ Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ: Những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên cũng là những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng xuất hiện ở đầu tác phẩm và được lặp lại trong đoạn thơ để thể hiến tiếng lòng của tác giả.
+ Nghệ thuật điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc…): Ta, ta làm, dù là, nước non ngàn dặm…vừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh vào những cảm xúc chân thành của nhà thơ.
+ Từ ngữ biểu cảm: từ láy: “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, số từ “một”, các từ “mình”, “tình”…; giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường, ngôn ngữ thơ giản dị có sức gợi…
- Đánh giá, mở rộng:
+ Với thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ đẹp, giản dị; ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu nhạc điệu; kết hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, điệp…đoạn thơ thể hiện xúc động tiếng lòng của tác giả. Đó là khát vọng cao đẹp, là lẽ sống cống hiến hi sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tiếng lòng của Thanh Hải cũng chính là tiếng lòng của triệu triệu trái tim, con người Việt Nam.
3. Đánh giá chung
Người làm thơ cũng phải có cái tài nhưng cái gốc của thơ vẫn là tình cảm. Tiếng lòng của Thanh Hải đã khơi gợi trong ta những suy ngẫm về lẽ sống: Được sống là một hạnh phúc. Vậy ta phải sống cho có ý nghĩa. Phải chăng đó là cách mà tác giả đã sống: sống bằng tất cả sức lực, nhiệt tình, trí tuệ của mình, dâng hiến cho cuộc đời, cho quê hương, đất nước.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Đề thi vào 10 môn Văn Gia Lai 2017 - 2018