Anh/chị hãy phân tích quan niệm sống nhàn
Câu hỏi: Anh/chị hãy phân tích quan niệm sống nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng) _Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:_Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác gia xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Ông là người có cốt cách thanh cao, học vấn uyên thâm.
_Ông để lại hai tập thơ nổi tiếng Bạch Vân am thi tập viết bằng chũ Hán và Bạch Vân quốc ngữ thi tập viết bằng chũ Nôm.
_ Nội dung xuyên suốt những sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ca ngợi ý chí của kẻ sĩ và thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội, khát vọng chấm dứt chiến tranh. Tất cả những nội dung này đều mang đậm chất triết lí, giáo huấn.
_Nhàn là bài thơ số 73 trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
Phân tích quan niệm sống nhàn của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm:a.Nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên
*Thể hiện trong hai câu đề:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào?
_Câu thơ thứ nhất:
+Tác giả đã liệt kê các danh từ chỉ công cụ lao động (mai để đào đất, cuốc để cuốc đất, cần câu để câu cá. Việc liệt kê các danh từ chỉ công cụ lao động như vậy đã cho thấy công việc lao động chân tay đã được chuẩn bị sẵn sàng.
+Ở đây tác giả đã lặp lại 3 lần số từ “một” trong một câu thơ. Như vậy sự lặp lại này có dụng ý nhất định – đó là sự giản dị của cuộc sống tác giả tìm về. Tác giả hướng đến cái đơn sơ, rất mực đơn sơ; cách biệt hoàn toàn với sự tư lợi và bon chen.
+Cách ngắt nhịp 2/2/3 của thơ Đướng luật -> gợi được tâm thế ung dung, khoan thai, tự tại của tác giả khi quyết định về ở ẩn, sống cuộc đời của một lão nông chi điền.
_Câu thơ thứ hai: trực tiếp thể hiện tâm trạng và quan điểm của nhà thơ.
+Quan điểm của tác giả: dù ai vui thú nào, ta vẫn thơ thẩn ở đây vui vẻ, ung dung, thanh nhàn với cuộc sống của mình. Dù mọi người lựa chọn cuộc sống đầy đủ tiện nghi, vật chất chốn đô thành thì tác giả vẫn kiên định với lựa chọn của mình.
+Tâm trạng của tác giả thể hiện qua hai từ “thơ thẩn”. “Thơ thẩn” cho thấy trạng thái của tác giả rất thanh thản, thảnh thơi và hoàn toàn mãn nguyện; con người không bị câu thúc bởi cái gì, sống ở đây đúng là sống nhàn – nhàn thân và cũng nhàn tâm.
*Thể hiện trong hai câu luận:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
_Tác giả xây dựng một bức tranh tứ bình về thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Bộ tranh tứ bình này được đặt trong hai câu thơ có sử dụng nghệ thuật đối rất chỉnh đã gợi ra độ dài và nhịp điệu tuần hoàn của thời gian rất đều đặn và thong thả. Nhịp điều đều đặn và thong thả cũng gợi ra sự chủ động, ung dung, thoải mái của nhà thơ khi tuân thủ theo vòng quay của tạo hóa.
_Tác giả lặp lại 2 lần động từ thuần Việt “ăn”, “tắm” -> cho thấy nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người đều được đáp ứng đầy đủ. Thức ăn là những sản vật quê mùa, dân dã chỉ là măng trúc, giá đỗ, là cây nhà lá vườn, mùa nào thức ấy.
->con người thuận theo tự nhiên, con người được giải phóng.
->cuộc sống của con người không phải luồn cúi.
b) Sống nhàn là giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
*Thể hiện trong hai câu thực:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
_Tác giả sử dụng nghệ thuật: đối lập không gian sống: nơi vắng vẻ - chốn lao xao
+nơi vắng vẻ: nơi ít người qua lại, nghĩa là chẳng có ai cầu cạnh mình mà mình cũng chẳng cần cầu cạnh ai. Đấy là nơi tĩnh lặng của thiên nhiên trong sạch mà cũng là nơi thảnh thơi nghỉ ngơi của tâm hồn.
+chốn lao xao: nơi đô hội ở chốn quan trường, nơi tấp nập ngựa xe, kẻ hầu người hạ cũng đua chen, con người phải sống bon chen, thủ đoạn, luồn cúi, cầu cạnh.
->nhấn mạnh sự đối lập giữa ta và người, giữa dại và khôn.
+dại mà không dại vì thế sự nhiễu nhương, kẻ xấu lộng quyền thì rút khỏi chốn quan trường là cách lựa chọn đó là để giữ bình yên cho mình.
+khôn xét đến cùng lại không khôn vì giữa lúc hỗn loạn mà bon chen thì sẽ đánh mất mình.Nếu mình chọn cách sống này sẽ làm cho xã hội càng trở nên rối ren hơn.
_ở đây trong quan niệm của tác giả thể hiện rõ quan điểm sống vượt lên trên danh lợi để giữ cốt cách thanh cao – biểu hiện sâu sắc của quan niệm sống nhàn.
*Thể hiện hai câu kết:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
_Tác giả mượn điển cố về giấc mộng của Thuần Vu Phần dưới gốc cây hòa. Đây là một điển cố trong truyện của Trung Quốc. Thuần Vu Phần khi uống rượu say, nằm ngủ dưới gốc cây hòe mơ thấy rằng mình đã đạt đến được vinh hoa phú quý tột cùng như thế nào. Nhưng sau đó tỉnh dậy, chỉ thấy là một người bình thường nằm dưới gốc cây. Từ giấc mộng ấy, tác giả muốn thể hiện sự thông tuệ của bản thân mình và thể hiện một triết lí rất sâu sắc ở đây.
_Tác giả đã khắc họa mình như một tiên ông, mang phong thái của một tiên ông tìm đến rượu là để say, tìm đến say là để tỉnh. Tỉnh để nhận ra rằng phú quý chỉ là giấc chiêm bao thoảng qua, không có ý nghĩa gì. Nó giống như giấc mộng của Thuần Vu Phần mà thôi, nó chỉ là một giấc mộng, tất cả chỉ là phù vân. Triết lí mà tác giả tạo ra đã nâng đỡ cho nhân cách của nhà thơ để nhà thơ kiên định hơn với lựa chọn khác với thói thường của mình là từ bỏ chốn lao xao, quyền quý, tìm đến nơi đạm bạc mà thanh cao, để di dưỡng tâm hồn của mình.
Đánh giá:_ Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
_Bài thơ có sự kết hợp giữ yếu tố Đường luật với yếu tố Nôm với ngôn ngữ tự nhiên, giản dị mà sâu sắc.
_Kết hợp giữa trữ tình và triết lí.
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm
Thi online_Học kì I_Đề 4 (có lời giải chi tiết)