Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện khi đê...
Câu hỏi: Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện khi đêm về trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Đáp án
- Hướng dẫn giải
Phương pháp giải:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Giải chi tiết:
Yêu cầu chung:
-Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
-Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm-Thạch Lam là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điều điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
-Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn (1938). Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện khi đêm vềa. Khung cảnh phố huyện:
Được tái hiện bằng hai mảng màu đối lập, tương phản:
*Bóng tối:
- “Chứa đầy bóng tối”
- “Tối hết cả”, “sẫm đen hơn nữa”
-> Bao phủ, đen đặc.
*Ánh sáng: phát ra từ nhiều nguồn khác nhau:
- Đèn: “khe sáng”, “quầng sáng”, “hột sáng”
- Bếp lửa: “của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát”
- Sao trời, đom đóm: “vòm trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh”, “vệt sáng của con đom đóm”, “vệt sáng lấp lánh”, “vùng sáng nhỏ xanh lấp lánh”
-> Nhiều sắc độ và hình thù.
=> Đều là thứ ánh sáng le lói, yếu ớt, mong manh.
=> Ý nghĩa biểu tượng của ánh sáng và bóng tối:
- Ánh sáng tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé mong manh ở phố huyện: mẹ con chị Tí, chị em Liên, bà cụ Thi điên….
- Bóng tối tượng trưng cho màn đêm mênh mông của xã hội cũ.
b. Hình ảnh con người:
*Những cảnh sống nghèo nàn, cơ cực:
- Bác xẩm: “mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng…”: thức hàng của bác quá xa xỉ so với người dân phố huyện -> thu nhập chẳng đáng là bao -> gia cảnh nghèo nàn.
- Chị Tí: dọn hàng nước, khách hàng là những con người quá quen thuộc, hàng quán vắng vẻ, ảm đạm -> thu nhập thấp.
- Bác Siêu: thức hàng sang trọng: “phở” – cũng xa xỉ với người dân phố huyện -> vắng khách.
- Chị em Liên: nhìn thấy những đứa trẻ tụ tập chơi đùa nhưng không dám trái lời mẹ dặn, phải trông hàng nên không dám đứng dậy, chỉ thèm thuồng nhìn từ xa, chuyển hướng nhìn ra bóng tối thấy những người đi làm về muộn, từ từ đi trong đêm -> dáng vẻ ảo não.
*Ước mơ đổi đời: “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng hơn…”
- Sự mơ hồ, chập chờn, vu vơ.
- Ước mơ đổi đời
->Đáng trân trọng.
c. Bức tranh tâm hồn của nhân vật Liên:
* Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh.
- Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh, tưởng tượng ra dòng sông ngân hà, hai con vịt đi theo chân ông thần nông -> thế giới cổ tích thần tiên ùa về
- Cảm nhận thấy những nguồn sáng khác nhau
- Cảm nhận thấy những loạt hoa bàng rụng nhẹ trên vai áo.
-> Phải có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có những cảm nhận như vậy được.
* Ước mơ đổi đời:
- Tìm nguồn sáng xua tan đi bóng tối: khe sáng, hột sáng, quầng sáng… Nhưng những nguồn sáng ấy dù phong phú nhưng nhỏ bé, mong manh, yếu ớt, không đủ để xua đi bóng đêm
- Tìm ánh sáng ở quá khứ: Hà Nội rực rỡ ánh đèn nhưng đó chỉ là ánh sáng của hoài niệm.
- Tìm đến nguồn sáng thứ ba: đoàn tàu.
->Khao khát đổi đời, thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh bế tắc của thực tại.
=>Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam:
+ Thương cảm cho kiếp sống của những con người phố huyện
+ Trân trọng ước mơ của Liên và những con người phố huyện.
+ Kín đáo thể hiện ước mơ thay đổi cuộc sống cho những người dân phố huyện ở xã hội đương thời.
Tổng kết